Tại sao khi học võ các thầy dạy võ hay dạy đấm?

  1. Khoa học

Trong vật lý nói với mọi lực luôn có phản lực, và nói thật là mỗi khi học võ và bị bắt tập đấm bao cát hay mộc nhân mình thấy rất đau tay. Tại sao 'đấm vào mặt' lại là một chiêu mà hầu hết thầy dạy võ dạy cho môn sinh, trong khi hình như nó không hiệu quả đến vậy, lại còn làm đau chính mình?

Từ khóa: 

võ thuật

,

học võ

,

,

đấm

,

vật lý

,

khoa học

Đấm vào 1 cơ thể và đấm vào 1 cây gỗ khác nhau lắm đấy. Cơ thể thì mềm còn cây gỗ thì rất cứng. 2 va chạm này sẽ ở 2 trường hợp khác nhau. Vì cây gỗ rất cứng nên lực tác động vào nó sẽ tạo ra phản lực tương đương, đây là va chạm đàn hồi. Tất nhiên phản lực lại lớn thì tay cũng chịu 1 lực lớn và rất đau. Ngược lại, với đấm vào 1 "bị thịt" đc gọi là va chạm mềm, vì khi đấm vào nắm tay sẽ khiến phần thịt kia bị biến dạng, lực đấm sẽ chuyển thành lực gây biến dạng mà ít có phản xạ lại. Điều đó tất nhiên làm tay ít đau hơn.

Đó là lý thuyết, còn trong thực tế bạn cần đấm nhiều để có thể nhuần nhuyễn cách ra lực sao cho cú đấm hiệu quả nhất. Kèm với đó là khiến cho nắm tay quen với sự đau để đến lúc thực chiến bạn có thể tung cả chục cú đấm vào đối phương mà ko cảm thấy đau, cũng như đôi lúc có thể đấm hụt mà trúng vào hoặc ngay cả trúng những chỗ cứng như sọ hay khuỷu thì cũng ko rụt tay lại xoa xoa mà "ui za, đau quá" như phim Thành Long. Vì thực chiến thì 1 tích tắc cũng khiến cuộc đấu ngã ngũ. Do đó, mộc nhân có những cánh tay để tập các cạnh của cánh tay, là nơi đỡ đòn, chịu đc đau, với cùng 1 ý nghĩa nhưng là nơi chịu lực chứ ko phải nơi ra lực.

Mà con gái bị bắt đấm mộc nhân thì còn đâu bàn tay ngọc ngà nữa trời ơi 😂😂

Trả lời

Đấm vào 1 cơ thể và đấm vào 1 cây gỗ khác nhau lắm đấy. Cơ thể thì mềm còn cây gỗ thì rất cứng. 2 va chạm này sẽ ở 2 trường hợp khác nhau. Vì cây gỗ rất cứng nên lực tác động vào nó sẽ tạo ra phản lực tương đương, đây là va chạm đàn hồi. Tất nhiên phản lực lại lớn thì tay cũng chịu 1 lực lớn và rất đau. Ngược lại, với đấm vào 1 "bị thịt" đc gọi là va chạm mềm, vì khi đấm vào nắm tay sẽ khiến phần thịt kia bị biến dạng, lực đấm sẽ chuyển thành lực gây biến dạng mà ít có phản xạ lại. Điều đó tất nhiên làm tay ít đau hơn.

Đó là lý thuyết, còn trong thực tế bạn cần đấm nhiều để có thể nhuần nhuyễn cách ra lực sao cho cú đấm hiệu quả nhất. Kèm với đó là khiến cho nắm tay quen với sự đau để đến lúc thực chiến bạn có thể tung cả chục cú đấm vào đối phương mà ko cảm thấy đau, cũng như đôi lúc có thể đấm hụt mà trúng vào hoặc ngay cả trúng những chỗ cứng như sọ hay khuỷu thì cũng ko rụt tay lại xoa xoa mà "ui za, đau quá" như phim Thành Long. Vì thực chiến thì 1 tích tắc cũng khiến cuộc đấu ngã ngũ. Do đó, mộc nhân có những cánh tay để tập các cạnh của cánh tay, là nơi đỡ đòn, chịu đc đau, với cùng 1 ý nghĩa nhưng là nơi chịu lực chứ ko phải nơi ra lực.

Mà con gái bị bắt đấm mộc nhân thì còn đâu bàn tay ngọc ngà nữa trời ơi 😂😂

Định luật III Newton của chuyển động phát biểu rằng khi hai vật, A và B, tương tác, thì lực do A tác dụng lên B bằng về độ lớn với lực do B tác dụng lên A, nhưng hai lực tác dụng ngược chiều nhau.

Nghĩa là bạn cho rằng khi đấm ai đó thì mặt họ cũng phản lại một lực cùng độ lớn với cú đấm của bạn, vì thế bạn sẽ chịu đau tương tự phải ko.

Thực ra điều đó không đúng.

Nếu Cú đấm của bạn tác động 1 lực gọi là F(đấm) thì muốn nhận lại một lực bằng F(đấm) thì một là mặt đối phương phải cố định, không di chuyển vị trí sau khi bạn đã ra đòn, hai là đối phương trực tiếp húc đầu vào tay bạn ,khi đó phản lực từ đầu người kia mới bằng F (đấm) của bạn.

Điều này chỉ xảy ra trong trường hợp đối phương quá khỏe hoặc chênh lệch về hạng cân.Ví dụ bạn 50 kg đi solo với người 100kg thì bạn đấm vào đâu cũng nhận lại phản lực có cùng độ lớn.

Còn khi đối phương bị bạn đấm bay về phía sau thì phản lực sẽ bị triệt tiêu gần hết, tay bạn chỉ đau chút ít, còn kẻ thù thì chắc ngất luôn rồi.

Trong phòng tập bạn để ý xem, mấy người to khỏe, đấm bao cát bay véo vèo thì gần như họ sẽ không cảm nhận được cơn đau từ lực đấm của mình đâu.