Tại sao khi đói thường giận dữ?

  1. Sức khoẻ

Bạn có nhận ra khi đói chúng ta thường rất dễ nóng nảy, gắt gỏng với người khác? Chắc hẳn các bạn đã hoặc vẫn đang gặp tình trạng này trong cuộc sống hằng ngày. Vì mình cũng đang như thế, nhưng không hiểu lý do tại sao nữa.

Từ khóa: 

sức khoẻ

Vấn đề nằm ở glucose đấy.

Khi đói bụng, chúng ta thường khó chịu hay nóng tính vì lượng đường huyết giảm. Cơ thể xử lý thực phẩm chúng ta ăn thành các axit amin, chất béo, và các loại đường đơn - glucose.

Não phụ thuộc vào đường đơn như glucose để hoạt động bình thường. Nếu đường giảm đáng kể, ta sẽ không thể thực hiện các công việc cơ bản, thậm chí có thể cảm thấy chóng mặt hoặc lo lắng, hoặc rơi vào trạng thái hỗn độn hay buồn bã.

Trả lời

Vấn đề nằm ở glucose đấy.

Khi đói bụng, chúng ta thường khó chịu hay nóng tính vì lượng đường huyết giảm. Cơ thể xử lý thực phẩm chúng ta ăn thành các axit amin, chất béo, và các loại đường đơn - glucose.

Não phụ thuộc vào đường đơn như glucose để hoạt động bình thường. Nếu đường giảm đáng kể, ta sẽ không thể thực hiện các công việc cơ bản, thậm chí có thể cảm thấy chóng mặt hoặc lo lắng, hoặc rơi vào trạng thái hỗn độn hay buồn bã.

Theo MedicalDaily, ăn uống và tâm trạng có mối liên quan đến nhau. Tâm trạng kém và ăn uống kém có thể trở thành một vòng luẩn quẩn. Nếu một người không ăn uống đúng cách, tâm trạng của họ xấu đi và ngược lại tâm trạng suy sụp có thể khiến họ chán ăn.

Mối liên hệ giữa ăn uống kém và thay đổi tâm trạng còn giúp xác định mức độ trầm cảm liên quan đến béo phì, tiểu đường và biếng ăn. Francesco Leri, giáo sư Khoa Tâm lý học tại Đại học Guelph (Canada) cho biết, sự thay đổi nồng độ glucose, còn gọi là giảm đường huyết do bỏ bữa ăn ảnh hưởng lâu dài đến tâm trạng. "Hạ đường huyết là sự căng thẳng sinh lý và tâm lý mạnh mẽ", giáo sư nói.

Dù vậy, việc tâm trạng trở nên xấu khi đói còn do ảnh hưởng bởi tính cách của người đó. Chẳng hạn như thường ngày ở luôn hung hăng, cọc tính, ăn nói thô lỗ thì dù đói hay không cũng chẳng khác biệt gì.