Tại sao học sinh những năm gần đây ít chọn vào Đại học?

  1. Giáo dục

Thay vì đổ xô xét tuyển vào các đại học như các năm trước thì năm nay các học sinh lớp 12 ở các trường cuả Nghệ An có đến 41% chọn xét tốt nghiệp. Theo cách nhìn thẳng cuả bản thân thì khiến mình suy nghĩ là sự tín nhiệm cuả các bạn ở các ngành cuả Đại học đang bị giảm sút hơn Cao Đẳng ? Dạo quanh thì thấy việc chọn học Cao Đẳng khá là có lợi bởi thời gian ngắn hơn Đại học, ra trường lại có công việc ổn định hơn các bạn học Đại Học ra. Vậy theo mọi người lí do cuả vấn đề này là gì ? Mong những đóng góp phản hồi cá nhân cuả mọi người về vấn đề này ạ! Mình cảm ơn

#Friendlyme

Link bài báo Tuổi Trẻ:

Từ khóa: 

tuyển sinh 2019

,

đại học

,

cao đẳng

,

nghị luận

,

giáo dục

,

giáo dục

Xã hội giờ thay đổi rồi, các trường ĐH giờ đang lao đao trong việc tuyển sinh. Ngày nào các trường ĐH có giá lắm, giờ thì phải đi quảng bá, tư vấn, rồi giờ thì xét học bạ,... Công tác quản lý giáo dục và sự chậm thay đổi của các trường. Xã hội thì không còn thiết tha mấy, tình trạng chất lượng kỹ sư, cử nhân quá kém, số lượng thì đông không phù hợp với nhu cầu xã hội,...

Trả lời

Xã hội giờ thay đổi rồi, các trường ĐH giờ đang lao đao trong việc tuyển sinh. Ngày nào các trường ĐH có giá lắm, giờ thì phải đi quảng bá, tư vấn, rồi giờ thì xét học bạ,... Công tác quản lý giáo dục và sự chậm thay đổi của các trường. Xã hội thì không còn thiết tha mấy, tình trạng chất lượng kỹ sư, cử nhân quá kém, số lượng thì đông không phù hợp với nhu cầu xã hội,...

Mình thấy đây là xu hướng tất yếu của xã hội, đúng ra là nên sớm hơn. Nhà nước mình từ lâu cũng đã tuyên truyền rằng Đại học không phải là con đường duy nhất, rồi phim ảnh, xã hội cũng nêu vấn đề nhiều, nhưng tư tưởng người dân vẫn nặng nề về đại học. Một phần nghĩ rằng, có học có hơn, có học ĐH mới có kinh tế được, một phần thì vì tình hình chung của xã hội, con phải học ĐH thì mới bằng anh bằng em,... Tuy nhiên tình hình kinh tế xã hội đã thay đổi, mọi người nhận ra rằng, việc học ĐH không phù hợp sẽ mất mấy năm trời, tốn nhiều tiền của, ra trường lại thất nghiệp, chạy việc,... học sinh thì nhận thấy việc học là ko cần thiết, nhiều người kiếm tiền ngon lành,... Có một câu chuyện vui là 4 năm trước nhà bán 4 con bò cho con học ĐH, 4 năm sau mua 2 con bò về cho con đi chăn.

Việc học tập là quyền của mỗi người, tuy nhiên cần phù hợp, tránh lãng phí vô ích. 

Theo mình thì lý do có rất nhiều, nhưng quan trọng là do giá trị xã hội thay đổi, đồng tiền lên ngôi, cứ kiếm nhiều tiền là được, mà để kiếm nhiều tiền trong xã hội hiện tại thì không nhất thiết cần có kiến thức chuyên sâu. Nhiều người chuyên môn tốt nhưng giá trị mà họ đem lại lại không được đánh giá cao. (hiện tại và sau này chúng ta sẽ lãnh hậu quả đủ). Người dạy và người học ĐH cũng không còn thiết tha nhiều. Từ đó mà chất lượng giáo dục và văn hóa đi xuống trầm trọng.

Chưa giải quyết vấn đề thất nghiệp
Đại học không phải con đường duy nhất để thành công. Như 1 gv từng nói đùa với lớp mình rằng: "các em học đại học 4 năm xong ra trường, mất khoảng 1 năm để tìm việc và sau đó nhận lương từ bạn của các em-những người đi học nghề chỉ 1 thời gian ngắn là có việc làm"

Không nhất thiết phải học đại học, thì mới có công việc ổn định

vì có rất nhiều con đường để lựa chọn, không nhất thiết phải là đại học

Theo mình thấy đây là xu hướng tất yếu. Người dân ngày càng hiểu biết hơn, các trường đại học thì học phí và chất lượng cũng ngày được cải tiến nên việc học đại học hay không học đại học thì các bạn học sinh và phụ huynh cũng dần dần nhận thức được rồi.

Còn việc học đại học hay không học đại học thì có quá nhiều người đã từng nói rồi. Nhân đây mình cũng trích dẫn một nguồn cho bạn tham khảo.