Tại sao Hoa Đào, Hoa Mai lại là hoa của dịp Tết nhỉ?
Qua hơn 20 cái tết rồi mà không hề biết tại sao Hoa Mai và Hoa Đào lại được chuộng nhiều vào dịp Tết như vậy. Hóng câu trả lời từ mọi người ạ.
Loài Hoa trùng tên mình :D
hoa đào
,hoa mai
,tết việt
,tết nguyên đán 2020
,tinh hoa việt nam
,văn hóa
Ngày Tết đầu năm người ta thường cầu 1 năm ấm no, đầy đủ, hạnh phúc, mạnh khỏe, phát triển, sống thọ mà tránh những cái xấu xa, hư hỏng,....
Cây đào, cây mai cành cây cứng cáp tượng cho cái mạnh mẽ. Là cây lâu năm, cành gốc xù xì, lồi lòm, già cỗi là tượng cho sự trường thọ. Khi ra hoa thì nở rộ, sum suê nào hoa là hoa, tượng có cái đầy đủ, ấm no. Màu hoa vàng là phú quý, màu hoa đỏ là may mắn, những cái mưu cầu cho cả năm. Ra hoa rồi thì ra liên tục và lâu tàn, đến sau hoa tàn thì lộc lá đua nở, tượng trưng cho sự phát triển dồi dào mà tránh cái đứt gãy, sớm nở tối tàn đầu năm.
Đó là chưa nói đến những cái tiện của loài này như sống lâu năm thì ko phải trồng lại từ cây nhỏ, ra hoa thường niên và có thể canh chỉnh cho đúng dịp xuân về, và nhất là 1 cây đào, cây mai nở rộ thì đẹp biết mấy.
Bao nhiêu đó thôi đã đủ lý do để ng xưa và cả nay chọn mai, đào là cái biểu tượng của ngày Tết, nó đáp ứng đc nhu cầu và thể hiện đc mong mỏi của con người, gần là về 1 cái Tết đầy đủ và xa hơn là 1 năm ấm no, hạnh phúc.
Ngoài ra thì cây quật (quất) cũng là 1 cây ngày Tết, ngoài những ý nghĩa như trên, việc những quả quật căn tròn, vàng rực rúc trong tán cây, kẽ lá um tùm, xanh biếc cũng như là 1 lời cầu mong ấm no, phát triển vậy. Nên quật cảnh ngày Tết cũng là cây có thể sánh cùng đào, mai.
P/s: 2 cây trên ko mang tên bạn đâu. Tên bạn là Tuyết Mai, mai tuyết, là bạch mai, nhất chi mai. Loài mai mà lúc nở vào những ngày Tết chỉ là "nháp" thôi, nở cho vui theo những nhành mai đào thôi. Đến khi cận hè mới thực sự bung ra những cánh hoa trắng muốt, như những bông tuyết những ngày đầu hè vậy. Loài cây đc xem là đẹp nhất trong thập đại danh hoa đấy. Ai đặt tên cho bạn cũng suy nghĩ rất nhiều đấy, đừng nhầm lẫn nhé.
Nguyễn Quang Vinh
Ngày Tết đầu năm người ta thường cầu 1 năm ấm no, đầy đủ, hạnh phúc, mạnh khỏe, phát triển, sống thọ mà tránh những cái xấu xa, hư hỏng,....
Cây đào, cây mai cành cây cứng cáp tượng cho cái mạnh mẽ. Là cây lâu năm, cành gốc xù xì, lồi lòm, già cỗi là tượng cho sự trường thọ. Khi ra hoa thì nở rộ, sum suê nào hoa là hoa, tượng có cái đầy đủ, ấm no. Màu hoa vàng là phú quý, màu hoa đỏ là may mắn, những cái mưu cầu cho cả năm. Ra hoa rồi thì ra liên tục và lâu tàn, đến sau hoa tàn thì lộc lá đua nở, tượng trưng cho sự phát triển dồi dào mà tránh cái đứt gãy, sớm nở tối tàn đầu năm.
Đó là chưa nói đến những cái tiện của loài này như sống lâu năm thì ko phải trồng lại từ cây nhỏ, ra hoa thường niên và có thể canh chỉnh cho đúng dịp xuân về, và nhất là 1 cây đào, cây mai nở rộ thì đẹp biết mấy.
Bao nhiêu đó thôi đã đủ lý do để ng xưa và cả nay chọn mai, đào là cái biểu tượng của ngày Tết, nó đáp ứng đc nhu cầu và thể hiện đc mong mỏi của con người, gần là về 1 cái Tết đầy đủ và xa hơn là 1 năm ấm no, hạnh phúc.
Ngoài ra thì cây quật (quất) cũng là 1 cây ngày Tết, ngoài những ý nghĩa như trên, việc những quả quật căn tròn, vàng rực rúc trong tán cây, kẽ lá um tùm, xanh biếc cũng như là 1 lời cầu mong ấm no, phát triển vậy. Nên quật cảnh ngày Tết cũng là cây có thể sánh cùng đào, mai.
P/s: 2 cây trên ko mang tên bạn đâu. Tên bạn là Tuyết Mai, mai tuyết, là bạch mai, nhất chi mai. Loài mai mà lúc nở vào những ngày Tết chỉ là "nháp" thôi, nở cho vui theo những nhành mai đào thôi. Đến khi cận hè mới thực sự bung ra những cánh hoa trắng muốt, như những bông tuyết những ngày đầu hè vậy. Loài cây đc xem là đẹp nhất trong thập đại danh hoa đấy. Ai đặt tên cho bạn cũng suy nghĩ rất nhiều đấy, đừng nhầm lẫn nhé.
Mie miao mian
Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở đó che chở cho dân chúng khắp vùng.
Quỹ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay.
Ðến ngày cuối năm hai thần phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ma quỷ lộng hoành
Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong lọ để xua đuổi ma quỷ.
Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đàovề cắm trong nhà trừ ma quỷ. Đây là chuyện mẹ mình kể từ ngày bé mình có nhớ được mang máng