Tại sao Hồ Xuân Hương viết "Không chồng mà chửa mới ngoan".Chữ ngoan ở đây có ý gì?

  1. Sáng tác

Từ khóa: 

sáng tác

Không chồng mà chửa mới ngoan 
Có chồng mà chửa thế gian sự thường

Ngoan ở đây được hiểu theo đúng cái nghĩa ngoan ngoãn của nó nhưng ý nghĩa sâu xa của câu thơ phải được xét toàn diện và trước hết bắt đầu ở hoàn cảnh sáng tác cũng như ngữ cảnh mà tác giả đang nhắc đến. Câu thơ trên được trích trong bài thơ "Không chồng mà chửa của Hồ Xuân Hương". Nhà thơ viết lại về một cảnh ngộ của người phụ nữ không may có may có mang với người yêu của mình nhưng không được xã hội chấp nhận. Câu thơ này đi ngược lại với định kiến khắc nghiệt của xã hội lúc bấy giờ nhưng mục đích của Hồ Xuân Hương chính là dỗ họ, muốn an ủi họ, muốn dịu dàng đùa với họ, để cho họ khuây khỏa nỗi đau và dìu họ trở lại với cuộc sống bình thường. 

Có thể nói từ một chỗ ý thức sâu sắc về giá trị của người phụ nữ và cảnh ngộ ngang trái của họ trong xã hội phong kiến, Hồ Xuân Hương đã trở thành một nhà thơ chống đối phong kiến quyết liệt, một con người đả kích gay gắt những kẻ đại diện cho giai cấp phong kiến thống trị cùng những gì chà đạp con người
Trả lời
Không chồng mà chửa mới ngoan 
Có chồng mà chửa thế gian sự thường

Ngoan ở đây được hiểu theo đúng cái nghĩa ngoan ngoãn của nó nhưng ý nghĩa sâu xa của câu thơ phải được xét toàn diện và trước hết bắt đầu ở hoàn cảnh sáng tác cũng như ngữ cảnh mà tác giả đang nhắc đến. Câu thơ trên được trích trong bài thơ "Không chồng mà chửa của Hồ Xuân Hương". Nhà thơ viết lại về một cảnh ngộ của người phụ nữ không may có may có mang với người yêu của mình nhưng không được xã hội chấp nhận. Câu thơ này đi ngược lại với định kiến khắc nghiệt của xã hội lúc bấy giờ nhưng mục đích của Hồ Xuân Hương chính là dỗ họ, muốn an ủi họ, muốn dịu dàng đùa với họ, để cho họ khuây khỏa nỗi đau và dìu họ trở lại với cuộc sống bình thường. 

Có thể nói từ một chỗ ý thức sâu sắc về giá trị của người phụ nữ và cảnh ngộ ngang trái của họ trong xã hội phong kiến, Hồ Xuân Hương đã trở thành một nhà thơ chống đối phong kiến quyết liệt, một con người đả kích gay gắt những kẻ đại diện cho giai cấp phong kiến thống trị cùng những gì chà đạp con người

Chữ ngoan trong bài này mang đúng nghĩa đen đó bạn nhé.

Câu thơ này trong bài thơ Không chồng mà chửa của Hồ Xuân Hương, lấy bối cảnh trong xã hội phong kiến người phụ nữ chửa hoang là một tội lỗi tầy đình. Thời này người phụ nữ bị tước hết mọi quyền lợi, kể cả quyền được yêu và quyền đối với con cái. Trong hoàn cảnh như vậy, quan hệ vợ chồng chưa chắc là quan hệ yêu đương và việc “không chồng mà chửa” chưa hẳn đã là chuyện bừa bãi. 

Nói về gái không chồng mà chửa, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã viết ra câu thơ trên rất trào phúng có ý đứng về phía những người phụ nữ, đầy đủ là: 

“Không chồng mà chửa mới ngoan. Có chồng mà chửa thế gian thiếu gì”.

Dĩ nhiên với câu thơ này không ám chỉ Hồ Xuân Hương bênh vực cho quan hệ bừa bãi của nam nữ, mà ở đây là cách nói “ăn miếng trả miếng” có tính cách bóp chat trong lối đối thoại của nhân dân với giai cấp phong kiến thống trị. Trong xã hội cũ, can đảm nhất cũng chỉ có Nguyễn Dữ dám đề cập đến những cảnh nhục dục, những nhân vật dám vượt rào khỏi giáo điều phong kiến qua hình tượng yêu ma không thực. Nhưng bà Hồ Xuân Hương lại cả gan đứng ra bênh vực cho những người con gái dở dang đấy, dám ngang nhiên thừa nhận những quy tắc đi ngược lại khuôn mẫu của lễ giáo phong kiến.