Tại sao hầu hết các nhà khoa học là người vô thần, người duy vật và người thực chứng?
khoa học
,triết học
Tôi nghĩ trong câu hỏi đã tồn tại góc nhìn phiếm điện.
Đầu tiên là người hỏi gom 3 nhóm người: người vô thần, người duy vật và người thực chứng làm một. Vấn đề nằm ở chỗ không nhất thiết họ phải là một. Có nhiều người không tin theo duy vật, và cố gắng dùng thực chứng để cho người khác thấy duy vật có lúc cũng sai, vậy ta gọi người này vừa duy vật vừa thực chứng được không?
Thứ hai, chúng ta cần hiểu khoa học là gì? Khoa học là môn nghiên cứu dựa hoàn toàn thực chứng hoặc các suy luận tự nhiên dựa theo thực chứng. Nên có thể nói, các nhà khoa học chính là những người thực chứng. Điều này khiến câu khẳng định đúng mà không cần đến đoạn "người vô thần và người duy vật". Và chuyện nó đúng không phải dựa theo chứng cứ gì hết, nó đúng là đúng từ định nghĩa rồi. Nếu nó không đúng thì tức là định nghĩa "khoa học" không còn đúng, nghĩa là chúng ta chẳng có cơ sở gì chung để thảo luận cả. Một cuộc tranh luận vô nghĩa.
Câu hỏi đúng phải là: Tại sao hầu hết các nhà khoa học là người vô thần?
Giờ là câu trả lời của tôi:
Tôi tin rằng không có con số thống kê nào khẳng định các nhà khoa học phần lớn là vô thần. Bởi định nghĩa "vô thần" cũng khá mập mờ. Một người tin theo khoa học hết, chỉ là họ tin là có luật nhân quả (vốn là thứ bên ngoài khoa học), vậy chúng ta gọi là người vô thần hay vẫn là người tin vào phép mầu? Chính vì định nghĩa mập mờ nếu con số thống kê rất khó tìm ra.
Các thống kê duy nhất mà người ta có thể có là dựa theo khai báo, nhưng người ta chỉ có thể khai báo "theo tôn giáo nào?" chứ không có vụ "không theo tôn giáo nhưng vẫn tin một ít vào thứ mà khoa học không giải thích nổi, như phép mầu hay luật nhân quả". Bởi vậy, thống kê có phần thiên lệch.
Tôi nghĩ định nghĩa đúng về người vô thần sẽ là: người không có niềm tin gì vào những thứ không thể giải thích nổi bằng khoa học. Còn người hữu thần sẽ là: người có chút niềm tin vào điều không thể giải thích bằng khoa học + người tin vào tôn giáo nào đó.
Tuy nhiên, với cách khai báo tôn giáo, người ta sẽ gom nhóm thành người hữu thần là người tin theo tôn giáo, còn vô thần là người không theo tôn giáo nào bất kể họ có tin vào điều không thể giải thích bằng khoa học hay không.
Gom nhóm như vậy là thiên lệch quá, bởi nhóm người "có chút niềm tin vào phép mầu" vẫn bị gọi sai là "vô thần". Chính vì gom nhóm thiên lệch nên kết quả cũng chẳng thể nào chính xác được. Tức là chưa chắc câu khẳng định "hầu hết các nhà khoa học là người vô thần" là đúng.
Tái bút: Tôi vẫn còn để dòng title của mình là "Tôi tin vào Chúa, nên bị coi là kém hiểu biết". Nói chung, nếu các bạn muốn coi một người có tôn giáo là thiếu hiểu biết và ngu muội thì vào trang cá nhân của mình, xem các bài viết và câu trả lời của mình để biết được thế giới ngu muội đó mắc cười cỡ nào...
Kha Nguyen
Tôi nghĩ trong câu hỏi đã tồn tại góc nhìn phiếm điện.
Đầu tiên là người hỏi gom 3 nhóm người: người vô thần, người duy vật và người thực chứng làm một. Vấn đề nằm ở chỗ không nhất thiết họ phải là một. Có nhiều người không tin theo duy vật, và cố gắng dùng thực chứng để cho người khác thấy duy vật có lúc cũng sai, vậy ta gọi người này vừa duy vật vừa thực chứng được không?
Thứ hai, chúng ta cần hiểu khoa học là gì? Khoa học là môn nghiên cứu dựa hoàn toàn thực chứng hoặc các suy luận tự nhiên dựa theo thực chứng. Nên có thể nói, các nhà khoa học chính là những người thực chứng. Điều này khiến câu khẳng định đúng mà không cần đến đoạn "người vô thần và người duy vật". Và chuyện nó đúng không phải dựa theo chứng cứ gì hết, nó đúng là đúng từ định nghĩa rồi. Nếu nó không đúng thì tức là định nghĩa "khoa học" không còn đúng, nghĩa là chúng ta chẳng có cơ sở gì chung để thảo luận cả. Một cuộc tranh luận vô nghĩa.
Câu hỏi đúng phải là: Tại sao hầu hết các nhà khoa học là người vô thần?
Giờ là câu trả lời của tôi:
Tôi tin rằng không có con số thống kê nào khẳng định các nhà khoa học phần lớn là vô thần. Bởi định nghĩa "vô thần" cũng khá mập mờ. Một người tin theo khoa học hết, chỉ là họ tin là có luật nhân quả (vốn là thứ bên ngoài khoa học), vậy chúng ta gọi là người vô thần hay vẫn là người tin vào phép mầu? Chính vì định nghĩa mập mờ nếu con số thống kê rất khó tìm ra.
Các thống kê duy nhất mà người ta có thể có là dựa theo khai báo, nhưng người ta chỉ có thể khai báo "theo tôn giáo nào?" chứ không có vụ "không theo tôn giáo nhưng vẫn tin một ít vào thứ mà khoa học không giải thích nổi, như phép mầu hay luật nhân quả". Bởi vậy, thống kê có phần thiên lệch.
Tôi nghĩ định nghĩa đúng về người vô thần sẽ là: người không có niềm tin gì vào những thứ không thể giải thích nổi bằng khoa học. Còn người hữu thần sẽ là: người có chút niềm tin vào điều không thể giải thích bằng khoa học + người tin vào tôn giáo nào đó.
Tuy nhiên, với cách khai báo tôn giáo, người ta sẽ gom nhóm thành người hữu thần là người tin theo tôn giáo, còn vô thần là người không theo tôn giáo nào bất kể họ có tin vào điều không thể giải thích bằng khoa học hay không.
Gom nhóm như vậy là thiên lệch quá, bởi nhóm người "có chút niềm tin vào phép mầu" vẫn bị gọi sai là "vô thần". Chính vì gom nhóm thiên lệch nên kết quả cũng chẳng thể nào chính xác được. Tức là chưa chắc câu khẳng định "hầu hết các nhà khoa học là người vô thần" là đúng.
Tái bút: Tôi vẫn còn để dòng title của mình là "Tôi tin vào Chúa, nên bị coi là kém hiểu biết". Nói chung, nếu các bạn muốn coi một người có tôn giáo là thiếu hiểu biết và ngu muội thì vào trang cá nhân của mình, xem các bài viết và câu trả lời của mình để biết được thế giới ngu muội đó mắc cười cỡ nào...
Robot
Vì họ tin vào khoa học chứ 0 phải sự ngu muội của dân chúng tin vào những thứ huyền bí siêu nhiên 0 có bằng chứng minh nó tồn tại.
Lãng Đãng