Tại sao gọi là “áo bà ba” mà không phải “bà tư bà năm”?
văn hóa
Cái tên bà ba, cũng là điều tranh cãi rất nhiều, vì không rõ nguồn từ đâu, và có từ khi nào. Duy từ hai giải thuyết đáng tin cậy nhất, có thể thấy cái tên bà ba xuất phát từ nhà văn Sơn Nam, và hoàn toàn không liên quan gì đến các bà Tư hay bà Năm gì cả…
Giả thuyết thứ nhất, với nhiều tài liệu cũ trước năm 1975 ghi rằng áo bà ba xuất hiện đầu tiên ở Nam bộ, vào nửa đầu thế kỷ 19, được học giả Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người dân đảo Pénang (người Malaysia gốc Hoa) cho phù hợp với người Việt. Người ta tin rằng tên gọi chiếc áo bắt đầu từ hai chữ Baba-Nyonya.
Người Baba-Nyonya, tiếng địa phương là Peranakan, có nghĩa là hậu duệ của những người nhập cư Trung Quốc đầu tiên đến định cư tại các thuộc địa của Anh trên Eo biển ở Malacca, Pénang và Singapore từ thế kỷ 16 đến 18. Baba là một từ tiếng Trung Quốc có nghĩa là 'cha' và dùng để chỉ nam giới.
Nyonya xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha donha, 'quý bà', và dùng để chỉ phụ nữ. Có thể học giả Trương Vĩnh Ký đã thích thú trước cái áo rất dễ nhìn, dễ vận dụng trong đời sống làm việc lẫn sinh hoạt hàng ngày và mang về, chỉnh lại đôi chút cho người Việt.
Viết trong Văn minh miệt vườn, nhà văn Sơn Nam ghi rằng “Ở miệt vườn, kiểu quần áo bà ba là tiện lợi nhất, đồng thời quần áo bà ba cũng tiêu biểu cho sự trang nghiêm trong giới trung lưu... Áo bà ba gọn gàng, cởi ra mặc vào dễ dàng, giúp con người đi đứng khoan thai, ít câu thúc”. Điều đáng chú ý, luận điểm của nhà văn Sơn Nam nhắc về việc người dân miền Nam nói trại đi chữ Baba nguyên gốc thành áo bà ba. Tương tự như giả thuyết về học giả Trương Vĩnh Ký, nhà văn Sơn Nam cũng ghi “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba”.
Sau năm 1975, có một vài nhà nghiên cứu từ phía Bắc vào, và phủ nhận nhận quan điểm này, và nói rằng người Mã Lai không có tộc nào tên Baba hay Babas cả. Thậm chí còn bịa ra câu chuyện là có một phụ nữ Nam Bộ nào đó chế ra kiểu áo này từ áo dài, và tệ hơn, có giả thuyết từ giới trí thức ấy, là áo bà ba được khởi đầu may tạo ra ba tà, nên có tên liên quan số 3.
Pham Thuy Huong
Cái tên bà ba, cũng là điều tranh cãi rất nhiều, vì không rõ nguồn từ đâu, và có từ khi nào. Duy từ hai giải thuyết đáng tin cậy nhất, có thể thấy cái tên bà ba xuất phát từ nhà văn Sơn Nam, và hoàn toàn không liên quan gì đến các bà Tư hay bà Năm gì cả…
Giả thuyết thứ nhất, với nhiều tài liệu cũ trước năm 1975 ghi rằng áo bà ba xuất hiện đầu tiên ở Nam bộ, vào nửa đầu thế kỷ 19, được học giả Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người dân đảo Pénang (người Malaysia gốc Hoa) cho phù hợp với người Việt. Người ta tin rằng tên gọi chiếc áo bắt đầu từ hai chữ Baba-Nyonya.
Người Baba-Nyonya, tiếng địa phương là Peranakan, có nghĩa là hậu duệ của những người nhập cư Trung Quốc đầu tiên đến định cư tại các thuộc địa của Anh trên Eo biển ở Malacca, Pénang và Singapore từ thế kỷ 16 đến 18. Baba là một từ tiếng Trung Quốc có nghĩa là 'cha' và dùng để chỉ nam giới.
Nyonya xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha donha, 'quý bà', và dùng để chỉ phụ nữ. Có thể học giả Trương Vĩnh Ký đã thích thú trước cái áo rất dễ nhìn, dễ vận dụng trong đời sống làm việc lẫn sinh hoạt hàng ngày và mang về, chỉnh lại đôi chút cho người Việt.
Viết trong Văn minh miệt vườn, nhà văn Sơn Nam ghi rằng “Ở miệt vườn, kiểu quần áo bà ba là tiện lợi nhất, đồng thời quần áo bà ba cũng tiêu biểu cho sự trang nghiêm trong giới trung lưu... Áo bà ba gọn gàng, cởi ra mặc vào dễ dàng, giúp con người đi đứng khoan thai, ít câu thúc”. Điều đáng chú ý, luận điểm của nhà văn Sơn Nam nhắc về việc người dân miền Nam nói trại đi chữ Baba nguyên gốc thành áo bà ba. Tương tự như giả thuyết về học giả Trương Vĩnh Ký, nhà văn Sơn Nam cũng ghi “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba”.
Sau năm 1975, có một vài nhà nghiên cứu từ phía Bắc vào, và phủ nhận nhận quan điểm này, và nói rằng người Mã Lai không có tộc nào tên Baba hay Babas cả. Thậm chí còn bịa ra câu chuyện là có một phụ nữ Nam Bộ nào đó chế ra kiểu áo này từ áo dài, và tệ hơn, có giả thuyết từ giới trí thức ấy, là áo bà ba được khởi đầu may tạo ra ba tà, nên có tên liên quan số 3.