Tại sao giữa vợ chồng thường hay xảy ra mâu thuẫn về tiền bạc?
mâu thuẫn
,mâu thuẫn tiền bạc
,vợ chồng mâu thuẫn
,tâm lý học
,tâm sự cuộc sống
Tài chính luôn là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho các mối quan hệ tan vỡ. Vì thế, các cặp vợ chồng cần hiểu và sẻ chia với nhau các mâu thuẫn về tiền bạc, từ đó ngăn chặn những nguy cơ gây tổn hại đến hạnh phúc gia đình. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc ly hôn.
Mâu thuẫn về tiền bạc có thể là về các khoản nợ mà gia đình vay để sửa chữa nhà cửa, mua đồ dùng, chữa bệnh hay lo cho con cái ăn học,.... sẽ vô hình chung tạo lên áp lưc tài chính và đặc biệt nếu như một trong 2 người có khoản vay hay chi tiêu nhiều hơn người còn lại sẽ khiến cho đối phương khó chịu, lời qua tiếng lại và thậm chí dẫn đến xung đột tay chân với nhau. Trường hộ này mình gặp nhiều rồi. Điều này khó tránh khỏi khi gia đình bị áp lực tiền bạc kéo dài và không có giải pháp rõ ràng.
Điều thứ hai, không liên quan đến nợ nần nhưng bất đồng về thói quen chi tiêu, thái độ về tiền bạc cũng dẫn đến mâu thuẫn. Ví dụ như vợ chồng, 1 người có thói quen tiết kiệm quá mức (tằng tiện) hay một người lại tiêu xài hoang phí. Nhiều người cảm thấy vô tư trong chi tiêu, số khác lại muốn trì hoãn sự hài lòng trong khả năng hiện tại.
Yếu tố nữa ảnh hưởng đến điều này không thể không kể đến thu nhập của từng người. Mâu thẫn thường xảy ra theo các chiều hướng:
- Tôi làm ra tiền, tôii có quyền, anh/cô không làm gì ra tiền thì cứ an phận ở nhà đi
- Tôi có thu nhập hơn anh/cô nên tôi phải là người quyết định chi tiêu, quản lí tfai chính gia đình
- 1 trong 2 hay cả 2 thất nghiệp
- 1 tong 2 người xuất thân từ gia đình khá giả hơn, địa vị hơn--> Thế nên là toi vẫn cứ khuyến khích các bạn trẻ khi thành công, tự lập tài chính hãy tính đến chuyện lập gia đình. Ở thười đại này với sự bộn bề này, nhìn đi, còn mấy 1 túp lều tranh, hai trái tim vàng sống hạnh hạnh phúc đến già. Hiếm lắm
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Huỳnh Anh
Điều thứ hai, không liên quan đến nợ nần nhưng bất đồng về thói quen chi tiêu, thái độ về tiền bạc cũng dẫn đến mâu thuẫn. Ví dụ như vợ chồng, 1 người có thói quen tiết kiệm quá mức (tằng tiện) hay một người lại tiêu xài hoang phí. Nhiều người cảm thấy vô tư trong chi tiêu, số khác lại muốn trì hoãn sự hài lòng trong khả năng hiện tại.
Yếu tố nữa ảnh hưởng đến điều này không thể không kể đến thu nhập của từng người. Mâu thẫn thường xảy ra theo các chiều hướng:
Huyền Phong