Tại sao giới trẻ ngày nay không thích xem Tuồng
Vào đầu năm nay khi đi chùa vào dịp Tết, mình có cơ hội được xem một gánh hát Tuồng Hồ Quảng đang chuẩn bị hóa trang và gặp em. Em chỉ mới 12 tuổi thôi, nhưng em cứ như người lớn. Vì em chăm chú xem mọi người hóa trang một cách rất nghiêm túc.
Em bảo với mình: "Ước mơ của em là sau này được làm kép chính trong đoàn hát". Em còn kể ở nhà em hay coi hát lắm, lâu lâu còn được chị gái trang điểm cho giống nhân vật để hát nữa cơ. Em hay ghê, mới còn nhỏ xíu mà đã có trong mình một tình yêu lớn rồi, mai này cho dù có ra sao chắc em cũng vẫn yêu cái nghề hát như vậy lắm.
Thật ra, cá nhân mình là một người trẻ không yêu Tuồng nhưng mình quan tâm đến văn hóa nói chung. Mình gặp em, mình được truyền cảm hứng bởi em và điều này làm mình thắc mắc, tại sao chúng ta không có tình yêu đó, tại sao chúng ta không thích / không thể xem được hát Tuồng ?
Để hiểu rằng tại sao chúng ta, chúng lại không quan tâm đến loại hình nghệ thuật bác học này thì cần hiểu rõ một vài khái niệm cơ bản.
Tuồng là gì?
Tuồng (hay Hát Bội) là nghệ thuật kịch hát cổ điển và bác học bậc nhất Việt Nam.
Khác với hát chèo hay cải lương tập trung ở nông thôn, chủ yếu sử dụng ngôn ngữ bình dân và kể những câu chuyện ước vọng thường ngày – tuồng mang đặc trưng thẩm mĩ trí tuệ, được trình diễn ở cả những không gian tôn giáo và cung đình trên khắp đất nước Việt Nam.
Ngôn ngữ của tuồng xuất phát trên cơ sở tôn giáo, kết hợp nhuần nhị tiếng Hán và văn Nôm theo lối văn biền ngẫu, thấm nhuần văn hoá ứng xử thâm sâu của ông cha.
Một lớp Tuồng xưa.
(
Tại sao nói Tuồng là nghệ thuật kịch hát bác học bậc nhất Việt Nam?
Vì Tuồng không đơn giản, Tuồng như một thứ rượu, nhấm nháp thì thấy đắng nhưng một khi đã hiểu sâu, hiểu rõ thì mang lại cho người nếm một cảm giác ngọt hậu nơi cuống họng. Người xem Tuồng cần nghe hiểu lời ca, vũ đạo, bối cảnh lịch sử và thậm chí là hóa trang của nhân vật mới thấy cái hay, cái tài của những nghệ sĩ Tuồng.
Lại nói câu chuyện về chúng ta, những người trẻ. Mình vẫn luôn tự hỏi dòng nghệ thuật mainstream hay nói cách khác là những cú hit đã làm thế nào khiến chúng ta si mê và tại sao chúng ta không có hứng thú với các loại hình Hát Bội, Chèo, Cải Lương,.... Có lẽ từng lời ca yêu thương, từng tiếng gọi tâm hồn luôn đưa cho ta khát vọng tự do hơn là ngồi nghe những bản nhạc cổ điển đến buồn ngủ, những vở hát bội nghe mãi chẳng thấy hay.
Hay đơn giản hơn, tại sao chúng ta không thích xem bộ phim Song Lang dạo gần đây. Một bộ phim đầy tính duy mỹ và chan chứa bao nhiêu tâm huyết, tình yêu của đạo diễn Leon Quang Lê nhưng vẫn không thể khiến cho giới trẻ ra rạp. Thêm nữa, việc PR sai tính chất của bộ phim, so sánh nó với một bộ phim cận đề tài nổi tiếng khác của Trung Quốc cũng khiến cho những người trẻ khi ra rạp phải bỏ về nửa chừng vì không đúng như mong đợi. (Chúng ta có nhất thiết phải tin/nghe/xem tất cả những review phim trước khi ra rạp !?)
(Lại) Nói về việc giới trẻ tiếp nhận hát Tuồng, mình nhận thấy có vài điều khiến cho loại hình nghệ thuật này đang dần chết. Nguyên nhân chính là do vắng người hiểu/không muốn hiểu/không muốn xem Tuồng. Vì đơn giản là nó chán, nó màu mè và như đã nói, nó bác-học. Có lẽ chúng ta thích tiếp nhận những điều đơn giản hơn. Và vì thế mà thế hệ sau thiếu vắng những nghệ sĩ Tuồng, vì Tuồng không như kịch, Tuồng cần một thời gian khá dài để luyện thanh âm và diễn xuất do nhuần nhuyễn mới có thể lột tả được cái thần thái của nhân vật, nếu xem phim Song Lang bạn sẽ hiểu điều này.
Nếu ở TP. Hồ Chí Minh, bạn có biết đến dự án
Mình luôn nghĩ rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một nghệ sĩ và chỉ khi chúng ta học cách cảm nhận những tác phẩm nghệ thuật, cảm nhận cái nền đã tạo ra chúng và mở mang đầu óc với mọi thứ thì chúng ta sẽ nhạy cảm hơn và cảm thấy cuộc sống không quá nhàm chán. Suy cho cùng đó không phải là tính chất của Nghệ thuật hay sao? Là làm cho cuộc sống trở nên sắc màu và thú vị hơn.
Cuối cùng, mình vẫn muốn hỏi chúng ta rằng tại sao chúng ta không thích xem Tuồng, và nếu có một sự kiện tương tự như Vẽ Về Hát Bội thì bạn có muốn tham dự chứ ?
"Họ cũng là những người bình thường như bao người khác giữa cuộc đời này, nhưng đeo chiếc mặt nạ lên, họ có thể hoá thân thành hàng trăm con người khác nhau, sống hàng trăm cuộc đời khác nhau. Có những nghệ sĩ cả cuộc đời chỉ để yêu Tuồng, thậm chí khi sức đã tàn, lực đã kiệt, nhưng nhắc đến Tuồng thì nói trôi chảy như trút hết ruột gan. Đời và Tuồng, Tuồng và đời, đời không có Tuồng đời mất vui, Tuồng chưa trải đời Tuồng khó tới"
Tống Hồ Trà Linh
Tur Tle
mình nghĩ là do nghe ko hiểu gì hết và do bản thân mình cũng ko nghe đc cải lương các thể loại nên cho dù hát tuồng có hay đến đâu thì mình cũng ko thể ngồi xem trọn vẹn được í :/