Tại sao giỏi giao tiếp, bắt chuyện với người lạ nhưng lại không tự tin khi thuyết trình trước đám đông?
Em rất dễ làm quen với người khác và có nhiều bạn bè. Nhưng em lại rất căng thẳng, thậm chí là sợ khi phải đứng thuyết trình trước đám đông. Sắp tới em lại có buổi thuyết trình mà em sợ em hồi hộp mà sẽ quên hết :((
giao tiếp
,thuyết trình
,kỹ năng mềm
,kỹ năng mềm
-----Khắc phục khó khăn trong giao tiếp-----
0/ Luyện tập kỹ năng giao tiếp thường xuyên
Bạn có thể liệt kê ra những ý chính và tập nói mỗi ngày về một chủ đề bất kì nào đó. Không cần quá dài miễn là có luyện tập! Ngoài ra khi luyện tập hãy chú ý đến thời gian bạn nói để tập thêm cho bản thân biết cách kiểm soát được thời gian nói và tranh lan man. Cứ Action Action và Action liên tục như thế thì dù trước đó bạn có sợ nói chuyện trước đám đông hơn cả cái chết thì cũng sẽ vượt qua được thôi!
1/ Chuẩn bị tâm lý giao tiếp
Trong giao tiếp, sẽ có lúc bạn không tránh khỏi những xung đột, bất đồng quan điểm với người khác. Khi đó bạn sẽ tức giận, sẽ nói những lời khó nghe và mối quan hệ mà nhiều năm bạn ra sức gìn giữ rất có thể bị phá hủy trong giây lát. Vì vậy, một rào cản giao tiếp không thể không nhắc đến đó chính là tâm lý.
Để vượt qua rào cản này, bạn phải biết cách kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Nếu đang tức giận, hãy tìm một nơi yên tĩnh để bình ổn lại cảm xúc, suy nghĩ thấu đáo, đừng nên vội vàng quát mắng, chỉ trích người khác khi đang nóng giận. Vì lời đã nói ra sẽ không bao giờ lấy lại được, đôi khi lời nói cũng có thể tổn thương người khác và chính bạn.
2/ Hình dung trước khi thực hiện
Để tránh những tình huống khiến bạn có thể e ngại, bạn có thể bắt đầu bằng cách hình dung tưởng tượng những sự việc diễn ra khi giao tiếp với đối tượng nào đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ dàng và ít lo âu hơn. Hình dung cách thức và “diễn trình giao tiếp” giúp tạo niềm tin vào chính mình ngay trong suy nghĩ của mình. Nếu bạn không tin rụt rè có thể khắc phục được, và cũng không muốn khắc phục thì ai có thể giúp bạn được?
3/ Tập nói chuyện phiếm với nhiều người bạn về vấn đề nào đó
Không cần phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao, là thông minh mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, chuyện bạn khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên. Cách thông thường nhất để buổi làm quen không trôi qua “vô vị” là bắt đầu bằng một câu chuyện phiếm thú vị và vô hại.
4/ Thái độ chân thành
Cách nữa là “thật thà” bù đắp cho sự ít nói. Thái độ chân thành, dù không nói nhiều nhưng hễ nói là nói đến nơi; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “kiên nhẫn lắng nghe”.
5/ Hãy là chính mình
Hãy là mình chứ đừng là ai khác! Nhiều người cứ cố ép mình vào một hình mẫu hay theo một phong cách nào đó của của người khác một cáp rập khuôn. Đó là một điều không tốt đâu, chỉ khiến bạn mất đi chất riêng và sự tự tin của bản thân mà thôi.
6/ Coi người nghe là bạn bè
Hãy setup một suy nghĩ tích cực cho bản thân “Tôi nhất định sẽ vượt qua được nỗi sợ này!” sẽ chẳng có ai nói chuyện trước đám đông mà chết được cả. Hãy xem người nghe bên dưới là bạn bè của bạn và mọi người sẽ lắng nghe bạn với những ý nghĩa tích cực nhất có thể. Họ là những người bạn sẽ lắng nghe và góp ý để bạn tốt lên. Kỹ năng nói chuyện trước đám đông thông minh sẽ khiến bạn tự tin và thành công.
Poli Sali
-----Khắc phục khó khăn trong giao tiếp-----
0/ Luyện tập kỹ năng giao tiếp thường xuyên
Bạn có thể liệt kê ra những ý chính và tập nói mỗi ngày về một chủ đề bất kì nào đó. Không cần quá dài miễn là có luyện tập! Ngoài ra khi luyện tập hãy chú ý đến thời gian bạn nói để tập thêm cho bản thân biết cách kiểm soát được thời gian nói và tranh lan man. Cứ Action Action và Action liên tục như thế thì dù trước đó bạn có sợ nói chuyện trước đám đông hơn cả cái chết thì cũng sẽ vượt qua được thôi!
1/ Chuẩn bị tâm lý giao tiếp
Trong giao tiếp, sẽ có lúc bạn không tránh khỏi những xung đột, bất đồng quan điểm với người khác. Khi đó bạn sẽ tức giận, sẽ nói những lời khó nghe và mối quan hệ mà nhiều năm bạn ra sức gìn giữ rất có thể bị phá hủy trong giây lát. Vì vậy, một rào cản giao tiếp không thể không nhắc đến đó chính là tâm lý.
Để vượt qua rào cản này, bạn phải biết cách kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Nếu đang tức giận, hãy tìm một nơi yên tĩnh để bình ổn lại cảm xúc, suy nghĩ thấu đáo, đừng nên vội vàng quát mắng, chỉ trích người khác khi đang nóng giận. Vì lời đã nói ra sẽ không bao giờ lấy lại được, đôi khi lời nói cũng có thể tổn thương người khác và chính bạn.
2/ Hình dung trước khi thực hiện
Để tránh những tình huống khiến bạn có thể e ngại, bạn có thể bắt đầu bằng cách hình dung tưởng tượng những sự việc diễn ra khi giao tiếp với đối tượng nào đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ dàng và ít lo âu hơn. Hình dung cách thức và “diễn trình giao tiếp” giúp tạo niềm tin vào chính mình ngay trong suy nghĩ của mình. Nếu bạn không tin rụt rè có thể khắc phục được, và cũng không muốn khắc phục thì ai có thể giúp bạn được?
3/ Tập nói chuyện phiếm với nhiều người bạn về vấn đề nào đó
Không cần phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao, là thông minh mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, chuyện bạn khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên. Cách thông thường nhất để buổi làm quen không trôi qua “vô vị” là bắt đầu bằng một câu chuyện phiếm thú vị và vô hại.
4/ Thái độ chân thành
Cách nữa là “thật thà” bù đắp cho sự ít nói. Thái độ chân thành, dù không nói nhiều nhưng hễ nói là nói đến nơi; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “kiên nhẫn lắng nghe”.
5/ Hãy là chính mình
Hãy là mình chứ đừng là ai khác! Nhiều người cứ cố ép mình vào một hình mẫu hay theo một phong cách nào đó của của người khác một cáp rập khuôn. Đó là một điều không tốt đâu, chỉ khiến bạn mất đi chất riêng và sự tự tin của bản thân mà thôi.
6/ Coi người nghe là bạn bè
Hãy setup một suy nghĩ tích cực cho bản thân “Tôi nhất định sẽ vượt qua được nỗi sợ này!” sẽ chẳng có ai nói chuyện trước đám đông mà chết được cả. Hãy xem người nghe bên dưới là bạn bè của bạn và mọi người sẽ lắng nghe bạn với những ý nghĩa tích cực nhất có thể. Họ là những người bạn sẽ lắng nghe và góp ý để bạn tốt lên. Kỹ năng nói chuyện trước đám đông thông minh sẽ khiến bạn tự tin và thành công.
Nguyễn Đức
Cái này mình thấy là nỗi sợ chung. Nếu tìm mẹo thì có nhiều, nhưng cái khó là thường chúng ta chỉ đọc, chứ không tự giác xài nó trong thực tế.
Gợi ý của mình là bạn nên tìm kiếm 1 nhóm (3-5 người) có cùng vấn đề. Rồi tự tìm 1 nơi để sinh hoạt, với mục tiêu là DÙNG những mẹo mà ai cũng biết.
Ý tưởng là mỗi buổi gặp nhau, mọi người sẽ thay phiên nhau bốc thăm 1 chủ đề bất kỳ để trình bày quan điểm của mình.
Câu hỏi dạng mở để người nói được tự do phát triển ý, có thể tìm câu hỏi trên Noron chẳng hạn. Ví dụ như: Bạn nghĩ gì về mạng xã hội?
Phần trình bày cũng gói gọn trong 3-5 phút thôi (bấm giờ). Người trình bày phải đứng lên bục, nhìn xuống những thành viên còn lại như 1 buổi thuyết trình thực thụ.
Mỗi người bốc thăm xong sẽ có tối đa 30s chuẩn bị, sau đó phải trình bày quan điểm cho câu hỏi đó. 30s này sẽ là thước đo tốc độ phản xạ, sau 1 thời gian thì giảm dần xuống. Thường thì mình chỉ dùng thời gian này để lọc ra 1-2 luận điểm chính, sau đó sẽ bắt đầu nói luôn đưa ra các lập luận để chứng minh nó.
Song song với việc trình bày, phải phân công 1 người chuyên đếm ah, uhm, thì... (filling words) để biết được mình đang ngập ngừng đến mức nào. Mục tiêu là phải giảm số này qua mỗi buổi gặp gỡ. Và 1 người quay phim để ghi nhận ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu để mỗi người tự về xem lại (cực kỳ hữu dụng)
Sau 3 - 4 round thì mọi người ngồi lại tổng hợp những bài học, góp ý cho nhau. 1 buổi gặp 1,5 - 2 tiếng, mỗi tuần 1 buổi.
Ở trên là mô hình mình đang dự định thực hiện để tự phát triển khả năng public speaking của bản thân. Bạn có thể tham khảo và điều chỉnh lại để phù hợp với nhu cầu
Việc nói trước những người nghe có độ bao dung cao như vầy sẽ giúp bạn đỡ sợ hãi hơn (do đứa nào cũng hiểu cảm giác của nhau), mà vẫn hiệu quả hơn so với đứng trước gương. Mình nghĩ là nếu có điều kiện, thuê 1 phòng theo giờ để cả nhóm học cho riêng tư, ra quán cafe hoặc công viên thì sẽ dễ bị ngại. Nếu mà được thì nên mời 1 người có khả năng lưu loát hơn 1 chút vào nhóm vài buổi đầu để họ góp ý.
Luyện như vầy sẽ giúp làm "hạ dần" nhịp tim khi phải đứng nói quan điểm trước 1 nhóm người, khả năng phản xạ và triển khai ý tưởng để trả lời những cú bất ngờ khi nói chuyện trước đám đông. Sau khi đã giải quyết được vấn đề run rồi thì mấy cái skill khác như ngữ điệu, cơ thể, giọng nói... sẽ dễ áp dụng hơn. Sau này thình lình đi đám cưới đứa bạn bị gọi lên chia sẻ cảm nghĩ thì còn đủ bản lĩnh chém gió :)))
Hy vọng câu trả lời của mình có ích!
Hoàng Thu Hà
ui mình y chang bạn luôn. Mình gọi đó là chứng "ngại giao tiếp" bằng mắt ấy. Tuy là khi mình nói chuyện với bạn thì mình luôn nhìn thẳng vào mắt họ. Nhưng khi đứng thuyết trình bao nhiêu con mắt đổ dồn vào mình thì lại bị căng thẳng, lo lắng này nọ nhiều lắm á! không biết cải thiện sao luôn