Tại sao giấy/báo cũ bị chuyển vàng theo thời gian?
Mới đầu chúng rất trắng nhưng dần dần theo thời gian bị ngả vàng là sao vậy? Hình ảnh minh hoạ bên dưới:
hỏi xoáy đáp hay
Giấy bị úa màu theo thời gian vì hai lí do. Nếu giấy được làm từ bột gỗ công nghiệp chất lượng thấp và rẻ tiền, nó vẫn sẽ chứa một lượng licnin nhất định. Licnin phản ứng với oxy khi có xúc tác ánh sáng và tạo ra “nhóm mang màu” (chromophore), khi chúng có mật độ càng cao thì màu giấy sẽ càng ngả vàng. Loại giấy này được dùng cho những sản phẩm giấy rẻ tiền và dùng một lần. Đây cũng là lí do tại sao giấy báo ngả vàng rất nhanh dưới ánh sáng.
Trước đây, người ta tăng chất lượng bề mặt giấy bằng cách phủ thêm nhôm sunfat, một hợp chất hóa học được dùng chủ yếu để lọc nước, nhưng điều mà họ không hiểu rõ ở thời điểm đó là cách này tạo ra môi trường axit. Kết quả là các sợi xenlulôzơ phản ứng với các i-ông hiđrô và tạo ra một dạng ngả vàng khác. Độ bền của tờ giấy cũng bị giảm đi. Một lượng lớn sách trong thế kỉ 19 và 20 được in trên loại “giấy axit” này và ta có thể dễ dàng nhận diện chúng trong các cửa hàng sách và thư viện qua màu vàng rực. Kể cả các loại giấy “không axit” cũng rất dễ bị ố vàng theo kiểu này, nhưng với tốc độ thấp hơn.
Quá trình thoái hóa giấy đồng thời cũng tạo nên nhiều phân tử hữu cơ dễ bay hơi, tạo ra mùi đặc trưng của giấy và sách cũ. Các thư viện hiện đang tích cực nghiên cứu bản chất hóa học của mùi sách để xem có thể tận dụng kiến thức này trong việc quản lí và lưu trữ những bộ sưu tập sách lớn hay không. Dù đó là mùi ẩm mốc, nhưng nhiều người vẫn rất thích thứ mùi sách đặc trưng này.
Việc giấy ngả vàng và phân hủy thật là phiền phức, nhưng cũng giống với những món đồ cổ, sự hao mòn của giấy chứng tỏ được độ “độc” và giá trị của nó. Cảm giác khi chạm vào mảnh giấy cũ gợi nhắc bạn về quá khứ và mở ra cánh cổng dẫn vào thế giới nơi nó ra đời.
Lê Hương Mai
Giấy bị úa màu theo thời gian vì hai lí do. Nếu giấy được làm từ bột gỗ công nghiệp chất lượng thấp và rẻ tiền, nó vẫn sẽ chứa một lượng licnin nhất định. Licnin phản ứng với oxy khi có xúc tác ánh sáng và tạo ra “nhóm mang màu” (chromophore), khi chúng có mật độ càng cao thì màu giấy sẽ càng ngả vàng. Loại giấy này được dùng cho những sản phẩm giấy rẻ tiền và dùng một lần. Đây cũng là lí do tại sao giấy báo ngả vàng rất nhanh dưới ánh sáng.
Trước đây, người ta tăng chất lượng bề mặt giấy bằng cách phủ thêm nhôm sunfat, một hợp chất hóa học được dùng chủ yếu để lọc nước, nhưng điều mà họ không hiểu rõ ở thời điểm đó là cách này tạo ra môi trường axit. Kết quả là các sợi xenlulôzơ phản ứng với các i-ông hiđrô và tạo ra một dạng ngả vàng khác. Độ bền của tờ giấy cũng bị giảm đi. Một lượng lớn sách trong thế kỉ 19 và 20 được in trên loại “giấy axit” này và ta có thể dễ dàng nhận diện chúng trong các cửa hàng sách và thư viện qua màu vàng rực. Kể cả các loại giấy “không axit” cũng rất dễ bị ố vàng theo kiểu này, nhưng với tốc độ thấp hơn.
Quá trình thoái hóa giấy đồng thời cũng tạo nên nhiều phân tử hữu cơ dễ bay hơi, tạo ra mùi đặc trưng của giấy và sách cũ. Các thư viện hiện đang tích cực nghiên cứu bản chất hóa học của mùi sách để xem có thể tận dụng kiến thức này trong việc quản lí và lưu trữ những bộ sưu tập sách lớn hay không. Dù đó là mùi ẩm mốc, nhưng nhiều người vẫn rất thích thứ mùi sách đặc trưng này.
Việc giấy ngả vàng và phân hủy thật là phiền phức, nhưng cũng giống với những món đồ cổ, sự hao mòn của giấy chứng tỏ được độ “độc” và giá trị của nó. Cảm giác khi chạm vào mảnh giấy cũ gợi nhắc bạn về quá khứ và mở ra cánh cổng dẫn vào thế giới nơi nó ra đời.