Tại sao giáo dục phổ thông nước ta rất tốt nhưng giáo dục đại học lại ko được như vậy. Liệu chúng ta có cần 1 cuộc cải cách gd đại học không?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

giáo dục đại học

,

giáo dục

Tại vì tư duy học cho xong , cho qua môn chứ chả cần điểm cao để chi . Đây là 1 cái tư duy sai lầm , đại học hay còn gọi tên khác là đào tạo nhân lực chất lượng cao . Học đại học là phải tự giác chứ không phải cầm tay chỉ bảo như còn phổ thông , 18 tuổi rồi , trưởng thành rồi nên đừng hỏi tại sao nhiều đứa học rất giỏi ở phổ thông , lên đại học thì dở đi , vì sao ? Vì lười . Ở phổ thông còn ép thúc các kiểu , ở đại học không làm thì thôi , rớt thì kiếm việc làm cho xong :)) Đấy , cứ kiểu đó thì làm sao mà nhân lực chất lượng cao cho được . Tôi thấy rất nhiều người họ than với tôi như thế này . Người A: Tại sao cũng 1 khoá , cũng 1 trường , 1 khoa , 1 ngành đào tạo , mà tại sao người B lại được công việc tốt, lương 1 tháng 2000 đô, còn tôi thì phải làm tay chân cho người ta, lương tháng chưa tới 1000 đô. Lúc so bảng điểm ra thì bạn biết nó như thế nào không ? Người A, GPA 2/4, người B, GPA 3.8/4 :)) Cả 2 đều có kinh nghiệm làm việc , quản lý , dự án ngang nhau . Nếu là tôi thì tôi sẽ chọn người B vì họ giỏi hơn :)) Tôi không thể chọn 1 người xuề xòa vào 1 chức vụ quản lý được , nếu vậy thì chả khác nào tôi giao trứng cho ác :))

Trả lời

Tại vì tư duy học cho xong , cho qua môn chứ chả cần điểm cao để chi . Đây là 1 cái tư duy sai lầm , đại học hay còn gọi tên khác là đào tạo nhân lực chất lượng cao . Học đại học là phải tự giác chứ không phải cầm tay chỉ bảo như còn phổ thông , 18 tuổi rồi , trưởng thành rồi nên đừng hỏi tại sao nhiều đứa học rất giỏi ở phổ thông , lên đại học thì dở đi , vì sao ? Vì lười . Ở phổ thông còn ép thúc các kiểu , ở đại học không làm thì thôi , rớt thì kiếm việc làm cho xong :)) Đấy , cứ kiểu đó thì làm sao mà nhân lực chất lượng cao cho được . Tôi thấy rất nhiều người họ than với tôi như thế này . Người A: Tại sao cũng 1 khoá , cũng 1 trường , 1 khoa , 1 ngành đào tạo , mà tại sao người B lại được công việc tốt, lương 1 tháng 2000 đô, còn tôi thì phải làm tay chân cho người ta, lương tháng chưa tới 1000 đô. Lúc so bảng điểm ra thì bạn biết nó như thế nào không ? Người A, GPA 2/4, người B, GPA 3.8/4 :)) Cả 2 đều có kinh nghiệm làm việc , quản lý , dự án ngang nhau . Nếu là tôi thì tôi sẽ chọn người B vì họ giỏi hơn :)) Tôi không thể chọn 1 người xuề xòa vào 1 chức vụ quản lý được , nếu vậy thì chả khác nào tôi giao trứng cho ác :))

Thực sự đang mong chờ 1 cuộc đại cải cách gd đại học làm sao để mối qh giữa sv và giảng viên tốt lên. Giảng viên phải là người hướng dẫn sv là người truyền cảm hứng. Có ai như mình ko. Hồi học đh về nhà ko biết học gì đọc sách gì làm gì để bản thân tốt hơn. Giảng viên thì dạy xong rồi về ko chia sẽ ko chỉ dẫn. Thi xong điểm thấp cũng ko biết sai chỗ nào ? Hồi cấp 3 đâu có như vậy đâu.
Cải cách tư duy trước đã.có lẽ nên đưa noron vào trường học là một môn học phụ.hi tôi nghĩ vậy

Nói theo hướng về phát triển con người, thì giáo dục phổ thông vn chưa hề tốt tẹo nào. Trong chương trình học từ cấp tiểu học đến phổ thông luôn tồn tại hệ thống những "môn trọng điểm" như Toán Văn Anh. Các học sinh giỏi năng khiếu nhạc họa hay thể thao ít được đầu tư và quan tâm. Trong khi ở các nước phương Tây, sự quan tâm chau chuốt cho các môn học là đồng đều và có những phương pháp giảng dạy định hướng riêng cho học sinh. Đào tạo đại học thậm chí còn nhỉnh hơn nhờ sự phong phú dàn trải trong các môn học và giảng viên.

Vậy nên cải cách giáo dục phổ thông : cần. Cải cách giáo dục đại học : không cần thiết.

Disagreed. Mình không đồng ý với nhận định đầu tiên là "giáo dục phổ thông nước ta rất tốt".

Giáo dục đại học chưa đạt trình độ cao, theo mình, một phần là do giáo dục phổ thông còn kém. Trong đó, học sinh phổ thông học theo kiểu nhồi nhét kiến thức, không tạo được cảm hứng tìm tòi và học hỏi, cả học sinh lẫn phụ huynh và thầy cô đều chạy theo điểm số và thành tích.

Những phương pháp học của phổ thông sẽ còn hiệu quả nếu lượng kiến thức còn ít ỏi (vốn dừng lại ở chuyện đáp ứng các bài kiểm tra). Thêm nữa, phương pháp kiểm tra lại dựa vào kiến thức đã học để ra đề phù hợp. Như vậy công cuộc chất lượng giáo dục phổ thông bị cuốn theo lối suy nghĩ:

  1. Chương trình giảng dạy hướng học sinh hiểu được kiến thức cơ bản, đáp ứng các kỳ thi sắp tới.
  2. Các kỳ thì được tổ chức để học sinh theo đúng chương trình giảng dạy có thể làm bài được.

Như vậy, có một vòng lặp ở đây, giữa thiết kế chương trình và thiết kế kỳ thi. Vì không có xuất phát từ nhu cầu thực tế, nên càng lúc cái vòng lặp này khiến cho chương trình giáo dục phổ thông xa rời thực tế.

Khi lên đại học, vấn đề lại khác. Đại học cần đào tạo ra người phục vụ nhu cầu kinh tế, khoa học của xã hội. Đây là nhu cầu thật, và không hề giống với những gì được dạy ở phổ thông. Chính vì vậy, cái khoảng lệch này rất lớn và càng lúc càng lớn, khiến người ta có cảm giác giáo dục đại học làm rất tệ.

Có thể hiểu, giáo dục đại học là "giáo dục vì xã hội", còn giáo dục phổ thông hiện tại là "giáo dục vì giáo dục". Quan niệm này theo mình thiển nghĩ là sai lầm. Giáo dục phổ thông cần hướng theo việc "giáo dục vì xã hội" luôn mới được.

How?

Cần hiểu rằng ở độ tuổi phổ thông, học sinh không thể tiếp nhận thông tin như cách của người trưởng thành, nên không thể rập khuôn chương trình đại học xuống phổ thông, mà nên chọn lọc những kiến thức mà học sinh phổ thông có thể tiếp thu được.

Tức: kiến thức và phương pháp dạy ở bậc phổ thông phải là: 1/ xuất phát từ nhu cầu của xã hội, và của bậc đại học, 2/ phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.

Vài ví dụ mà học sinh phổ thông có thể tiếp thu ngay và giúp ích là: Tư duy phản biện và đưa ra lý do tại sao mình lại phản biện, ngay cả phản biện ý kiến của thầy cô, tư tưởng tôn trọng sự khác biệt, kỹ năng trình bày trước đám đông, kỹ năng rút trích thông tin từ nhiều nguồn tham khảo,... Những cái này có thể xã hội sẽ cần khi đi làm, nhưng chắc chắn bậc đại học sẽ cần.

Phản biện có nghĩa là cãi lại thày mà cã lại thày là điều ko tốt trong văn hoá của chúng ta có lẽ đã hiểu như vậy,chúng ta mặc định thầy luôn đúng và chúng ta ko thích mổ xẻ vấn đề chính mà chỉ thích mổ xẻ vấn đề mang tính chất đả kích chỉ chích hay ca ngợi ai đó sự vật sự việc nào đó. Còn để tập trung tìm giải pháp tốt hơn cho vấn đề thì có lẽ là ít thấy ở vn.theo tôi nghĩ là vậy