Tại sao Đức Quán Thế Âm Bồ Tát lại thị hiện thân nữ?

  1. Tâm linh

Từ khóa: 

bo_tat

,

tâm linh

Theo như mình tìm hiểu thì vốn dĩ Quan Thế Âm Bồ Tát có hiện thân ban đầu không phải nam, cũng không phải nữ. Theo Hòa thượng Thích Thanh Từ trong cuốn Phật pháp tại thế gian, Ngài hiện thân tùy theo nhu cầu thiết yếu của chúng sinh muốn được cứu độ. Nếu là đồng nam cầu cứu thì Quán Thế Âm Bồ tát hiện thân đồng nam, nếu là đồng nữ cầu cứu thì ngài hiện thân đồng nữ. Và ngài còn nhiều hiện thân khác, tùy duyên thị hiện để cứu độ tất cả.

Trong quá trình du nhập vào Việt Nam, hình tượng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã thay đổi thành nữ theo nét văn hóa mẫu hệ - đề cao vai trò người mẹ của người Việt. Hòa thượng Thích Thanh Từ giải thích trong cuốn Phật pháp tại thế gian rằng, với người Việt Nam từ xưa, người cha thường gắn với hình tượng nghiêm trang, nghiêm khắc, nên cha thường được gọi là nghiêm phụ. Còn người mẹ dịu dàng, khi dạy dỗ con thường khuyên răn con nhỏ nhẹ, không đánh mắng, nên người mẹ được gọi là từ mẫu.

"Bồ tát Quán Thế Âm tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sinh, nên người ta thường xưng tán ngài là Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát. Hạnh đại từ bi của ngài là lúc nào cũng an ủi, nhắc nhở, khuyên lơn, đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sinh. Ở đâu có tiếng than, có nỗi khổ, ngài đều đến để cứu vớt. Vì vậy ngài tượng trưng cho tâm hạnh từ bi. Hạnh từ bi thì gần với tình thương của người mẹ, nên người ta tạc tượng ngài là nữ. Đó là hình ảnh biểu trưng cho hạnh từ bi, chớ không phải ngài thật là người nữ", Hòa thượng Thích Thanh Từ viết.

https://cdn.noron.vn/2022/06/03/781822555712403124-1654242629.jpg

Trả lời

Theo như mình tìm hiểu thì vốn dĩ Quan Thế Âm Bồ Tát có hiện thân ban đầu không phải nam, cũng không phải nữ. Theo Hòa thượng Thích Thanh Từ trong cuốn Phật pháp tại thế gian, Ngài hiện thân tùy theo nhu cầu thiết yếu của chúng sinh muốn được cứu độ. Nếu là đồng nam cầu cứu thì Quán Thế Âm Bồ tát hiện thân đồng nam, nếu là đồng nữ cầu cứu thì ngài hiện thân đồng nữ. Và ngài còn nhiều hiện thân khác, tùy duyên thị hiện để cứu độ tất cả.

Trong quá trình du nhập vào Việt Nam, hình tượng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã thay đổi thành nữ theo nét văn hóa mẫu hệ - đề cao vai trò người mẹ của người Việt. Hòa thượng Thích Thanh Từ giải thích trong cuốn Phật pháp tại thế gian rằng, với người Việt Nam từ xưa, người cha thường gắn với hình tượng nghiêm trang, nghiêm khắc, nên cha thường được gọi là nghiêm phụ. Còn người mẹ dịu dàng, khi dạy dỗ con thường khuyên răn con nhỏ nhẹ, không đánh mắng, nên người mẹ được gọi là từ mẫu.

"Bồ tát Quán Thế Âm tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sinh, nên người ta thường xưng tán ngài là Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát. Hạnh đại từ bi của ngài là lúc nào cũng an ủi, nhắc nhở, khuyên lơn, đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sinh. Ở đâu có tiếng than, có nỗi khổ, ngài đều đến để cứu vớt. Vì vậy ngài tượng trưng cho tâm hạnh từ bi. Hạnh từ bi thì gần với tình thương của người mẹ, nên người ta tạc tượng ngài là nữ. Đó là hình ảnh biểu trưng cho hạnh từ bi, chớ không phải ngài thật là người nữ", Hòa thượng Thích Thanh Từ viết.

https://cdn.noron.vn/2022/06/03/781822555712403124-1654242629.jpg

Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của Đức đại từ đại bi mà trong thế gian này không có tình thương nào chân thành thâm thúy bao la hơn là tình mẹ thương con. Cho nên Đức Quán Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân lọai hay là của tất cả chúng sanh. Người mẹ dầu bận trăm công ngàn việc làm gì, một khi nghe tiếng của con kêu khóc thì mẹ buông bỏ tất cả để chạy lại vỗ về an ủi cho con.