Tại sao dù rất "nổi tiếng" về vấn đề đồng tính nhưng Thái Lan lại không hợp pháp hôn nhân đồng giới?
hon_nhan_dong_gioi
,giới tính
,luật pháp
Thái Lan là một đất nước rất nổi tiếng về cộng đồng LGBT, nhờ đó các dịch vụ như chuyển giới, tổ chức các sự kiện người đẹp chuyển giới, sản xuất phim Y, du lịch liên quan đến người đồng giới đều rất phát triển ở đây. Tuy nhiên, hằng ngày cộng đồng này vẫn phải lên tiếng và đòi quyền lợi quyền lợi công dân cho mình
Vậy tại sao pháp luật Thái Lan không hợp pháp hôn nhân đồng giới?
1. “Tự Nhiên và Truyền Thống “
“Dựa theo Mục 1448 Bộ Luật Dân sự ( CDC) của Hiến Pháp. Theo đó Kết Hôn phù hợp với điều kiện tự nhiên và truyền thống đã có từ lâu đời, mục đích của hôn nhân là việc nam và nữ chung sống với tư cách vợ chồng để tạo dựng tổ chức gia đình, sinh con, đẻ cái và duy trì nòi giống tự nhiên. Có sự thừa kế về tài sản, sự kế thừa truyền thống, những ràng buộc giữa cha, mẹ, anh, chị, em ruột, cô, dì, cậu, bác... Hôn nhân giữa những người LGBT không đáp ứng đc như vậy “
2. Liên quan đến vấn đề về tôn giáo
Cụ thể nghị sĩ Sugarno Matha của Prachachat cho biết ông không thể bỏ phiếu cho một đạo luật đi ngược lại các nguyên tắc Hồi giáo và yêu cầu thay đổi dự luật bao gồm một điều khoản tạm thời để nó không áp dụng cho người Hồi giáo.
Chính vì những lý do này mà sau nhiều lần mở phiên họp Quốc hội thì vấn đề này vẫn không được thông qua, vậy lời bình đẳng nào dành cho cộng đồng LGBT nói chung?
Lời phát biểu truyền cảm hứng của Nghị viên Pita Limjaroenrat tại phiên họp
Nghị viên Pita Limjaroenrat một trong những nghị viên của Đảng MFP (Đảng cấp tiến), là Đảng đã đấu tranh, đưa dự luật hôn nhân bình đẳng ra trước nội các.
“Có người nói tại sao phải đấu tranh đòi kết hôn làm gì, sao không sống yên bình đi, đừng bày đặt lố lăng
Nhưng xin hỏi bạn đã từng đứng trước phòng phẫu thuật nhưng không thể ký giấy hay chưa, bạn đã từng không thể ký chung giấy sở hữu nhà hay chưa, bạn đã từng không thể có tên trong giấy khai sinh của con nuôi chung hay chưa, bạn đã từng bất lực đứng nhìn tài sản chung với bạn đời mình bị chiếm đoạt hay chưa, cuộc hôn nhân của bạn đã từng bị coi thường hay chưa
Tôi với bạn chưa từng trải qua những điều như này, vậy chúng ta lấy tư cách gì để phê phán họ. Những người đang chịu bất công chỉ vì họ sống thật với bản thân.
“Kêu gọi bình đẳng trong hôn nhân không phải là kêu gọi có nhiều quyền hơn những người khác, mà cộng đồng LGBTQ+ đang cố gắng nói với những người nắm quyền rằng họ đã tước đi quyền có gia đình của chúng tôi” Nghị viên Tunyawaj Kamolwongwat (Đảng MFP)
“Không có gì gọi là bình đẳng thật sự” - Con người đã đang đấu tranh cho giải phóng nô lệ, cho phân biệt chủng tộc, cho hoà bình không chiến tranh vậy tại sao lại không thể cho bình đẳng giới, bình đẳng hôn nhân
Thật ra kêu gọi quyền bình đẳng không phải họ muốn nhiều quyền hơn người khác mà họ đang đấu tranh cho hạnh phúc gia đình cơ bản của một công dân thôi
Hy vọng một ngày nào đó, họ có thể đường đường chính chính kí vào tờ giấy này. Chữ trên đó không phải là DENIED mà sẽ là CONFIRMED. Sẽ là một bước đệm, hy vọng cho các nước ở Đông Nam Á
Trần Hiền
Thái Lan là một đất nước rất nổi tiếng về cộng đồng LGBT, nhờ đó các dịch vụ như chuyển giới, tổ chức các sự kiện người đẹp chuyển giới, sản xuất phim Y, du lịch liên quan đến người đồng giới đều rất phát triển ở đây. Tuy nhiên, hằng ngày cộng đồng này vẫn phải lên tiếng và đòi quyền lợi quyền lợi công dân cho mình
Vậy tại sao pháp luật Thái Lan không hợp pháp hôn nhân đồng giới?
1. “Tự Nhiên và Truyền Thống “
“Dựa theo Mục 1448 Bộ Luật Dân sự ( CDC) của Hiến Pháp. Theo đó Kết Hôn phù hợp với điều kiện tự nhiên và truyền thống đã có từ lâu đời, mục đích của hôn nhân là việc nam và nữ chung sống với tư cách vợ chồng để tạo dựng tổ chức gia đình, sinh con, đẻ cái và duy trì nòi giống tự nhiên. Có sự thừa kế về tài sản, sự kế thừa truyền thống, những ràng buộc giữa cha, mẹ, anh, chị, em ruột, cô, dì, cậu, bác... Hôn nhân giữa những người LGBT không đáp ứng đc như vậy “
2. Liên quan đến vấn đề về tôn giáo
Cụ thể nghị sĩ Sugarno Matha của Prachachat cho biết ông không thể bỏ phiếu cho một đạo luật đi ngược lại các nguyên tắc Hồi giáo và yêu cầu thay đổi dự luật bao gồm một điều khoản tạm thời để nó không áp dụng cho người Hồi giáo.
Chính vì những lý do này mà sau nhiều lần mở phiên họp Quốc hội thì vấn đề này vẫn không được thông qua, vậy lời bình đẳng nào dành cho cộng đồng LGBT nói chung?
Lời phát biểu truyền cảm hứng của Nghị viên Pita Limjaroenrat tại phiên họp
Nghị viên Pita Limjaroenrat một trong những nghị viên của Đảng MFP (Đảng cấp tiến), là Đảng đã đấu tranh, đưa dự luật hôn nhân bình đẳng ra trước nội các.
“Có người nói tại sao phải đấu tranh đòi kết hôn làm gì, sao không sống yên bình đi, đừng bày đặt lố lăng
Nhưng xin hỏi bạn đã từng đứng trước phòng phẫu thuật nhưng không thể ký giấy hay chưa, bạn đã từng không thể ký chung giấy sở hữu nhà hay chưa, bạn đã từng không thể có tên trong giấy khai sinh của con nuôi chung hay chưa, bạn đã từng bất lực đứng nhìn tài sản chung với bạn đời mình bị chiếm đoạt hay chưa, cuộc hôn nhân của bạn đã từng bị coi thường hay chưa
Tôi với bạn chưa từng trải qua những điều như này, vậy chúng ta lấy tư cách gì để phê phán họ. Những người đang chịu bất công chỉ vì họ sống thật với bản thân.
“Kêu gọi bình đẳng trong hôn nhân không phải là kêu gọi có nhiều quyền hơn những người khác, mà cộng đồng LGBTQ+ đang cố gắng nói với những người nắm quyền rằng họ đã tước đi quyền có gia đình của chúng tôi” Nghị viên Tunyawaj Kamolwongwat (Đảng MFP)
“Không có gì gọi là bình đẳng thật sự” - Con người đã đang đấu tranh cho giải phóng nô lệ, cho phân biệt chủng tộc, cho hoà bình không chiến tranh vậy tại sao lại không thể cho bình đẳng giới, bình đẳng hôn nhân
Thật ra kêu gọi quyền bình đẳng không phải họ muốn nhiều quyền hơn người khác mà họ đang đấu tranh cho hạnh phúc gia đình cơ bản của một công dân thôi
Hy vọng một ngày nào đó, họ có thể đường đường chính chính kí vào tờ giấy này. Chữ trên đó không phải là DENIED mà sẽ là CONFIRMED. Sẽ là một bước đệm, hy vọng cho các nước ở Đông Nam Á
バオ ヴィ
Kết lại, việc hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới hiện tại ở Thái Lan vẫn chưa thật sự phù hợp với tình hình thực tế xã hội. Phải có thời gian để các thế hệ đi trước và cả các thế hệ đi sau chấp nhận LGBT+ để tránh gây tranh cãi, bạo động trong dư luận cũng như tránh cổ suý cho việc lợi dụng cái danh "LGBT+" nhằm trục lợi. Chúng ta cũng nên nhìn nhận khách quan cả hai mặt tích cực và tiêu cực của một mối quan hệ trong cộng đồng LGBT+, nhưng vấn đề này khá dài dòng nên mình sẽ không nói ở đây!
Nguyễn Hoài Giang
Khi nhắc đến Thái Lan, chúng ta nghĩ ngay đến sự cởi mở với nhiều định hướng tình dục, những người đồng tính và chuyển giới thường được nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày. Phần lớn các khách du lịch nước ngoài đều cảm thấy ấn tượng với các tour "du lịch đồng tính", những cuộc thi sắc đẹp chuyển giới được tổ chức thoải mái ở nơi đây. Tuy nhiên, được "nhìn nhận" không có nghĩa là được "chấp nhận", LGBT (đồng tính nữ, đồng tính, song tính, chuyển giới) trong xã hội Thái Lan vẫn chưa được hưởng sự bình đẳng như những người dị tính khác trong xã hội. Có những sự thật ít ai biết về sự bất công mà cộng đồng LGBT vẫn đang cố gắng chịu đựng và đấu tranh từng ngày, để có thể được sống thật với giới tính của mình. Do vậy việc Thái không đồng ý hợp pháp hôn nhân đồng giới cũng là điều dễ hiểu.
VD: Trên các bộ phim truyền hình nổi tiếng của Thái, cũng có thể thấy thường xuyên xuất hiện một nhân vật là người đồng tính hoặc người chuyển giới. Tuy nhiên, họ chủ yếu chỉ đóng vai trò gây cười và có những hành động thể hiện hơi "quá lố". Những phim điện ảnh hay truyền hình lấy tình yêu đồng tính làm chủ đề chính cũng không có nhiều, chỉ tập trung khai thác các hình tượng nhân vật ở giai cấp trung lưu, cuối cùng là vẽ ra một các kết buồn bã hoặc bi kịch.
Đôn Ki Hô Tê
Không chỉ Thái Lan mà tất cả các nước chưa công nhận hôn nhân đồng tính, đều là vì một nguyên nhân giống nhau đó là trình độ dân trí của người dân chưa đủ cao, xã hội chưa đủ tiến bộ để chấp nhận những tư tưởng mới mẽ đó
Người ẩn danh
Theo Bangkok Post, Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định hôn nhân chỉ được giao kết giữa nam và nữ.
Hơn nữa, các cặp đồng giới không được thừa nhận quyền và lợi ích hợp pháp như cặp hôn nhân truyền thống. Điều này có nghĩa họ không thể thực hiện các hoạt động pháp lý hoặc có tài chính chung như một cặp vợ chồng, chẳng hạn như việc vay tiền từ ngân hàng để mua nhà.
Có thể thấy vẫn còn quá nhiều bất công đối với cộng đồng LGBT tại Thái Lan. Họ vẫn đang không ngừng đấu tranh để đòi quyền bình đẳng. Dù sao thì mình vẫn luôn ủng hộ và gương cao lá cờ 7 màu tự hào ! Mong chờ một ngày những cặp đôi đồng tính tại Thái Lan sẽ được công nhận kết hôn với những quyền lợi xứng đáng với họ.