Tại sao dù biết đánh nhau không giải quyết được vấn đề nhưng vẫn muốn?
Tại sao lại đánh nhau?
Tôi thắc mắc một điều khi đánh nhau giúp ích điều gì ngoài việc tất cả đều đau đớn và trấn thương sau vụ đánh đó =)). Và chắc chắn nó ko giải quyết được xích mích giữa 2 bên mà còn khiến mọi chuyện tồi tệ hơn.
đánh nhau
,phong cách sống
"Cái gì không giải quyết được bằng ngôn từ thì dùng bạo lực để giải quyết", nghe mọi người nói thế thì thấy cũng hợp lý. Và đánh nhau có thể giải quyết được vấn đề trong một số trường hợp chứ không hẳn là không.
Ví dụ hai thằng bạn thân ngồi cãi nhau một hồi thì đâm ra giận nhau rồi im lặng, xong thì tình bạn đổ vỡ luôn vì sau này gặp nhau nói chuyện cứ thấy... kì kì. Còn nếu đánh lộn với nhau luôn, đứa này thắng đứa kia thì coi như xong chuyện, một trong hai người lên tiếng thì vấn đề được cho qua (không gây thương tích nặng). Nữ mà cãi nhau do bất đồng quan điểm thì chả bao giờ đánh nhau đâu, nên bạn có thể thấy con gái mà giận nhau một cái thì khó mà làm bạn trở lại (một phần là do nữ giới cũng khá là... thù dai).
Thật ra thì mình nghĩ đa phần không ai muốn đánh nhau cả, trừ mấy đứa trẻ trâu muốn thể hiện hay giang hồ xã hội đen dởm hay phá làng phá xóm. Chỉ là do ngay lúc đó, chúng ta, không thể dùng lời nói được nữa mà buộc phải dùng vũ lực. Cũng giống như Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 cho phép nhân dân miền Nam dùng bạo lực Cách mạng để đánh đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, vì chỉ có thể dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
バオ ヴィ
long hva
Taehwaniluv
Khi cãi nhau, ta sẽ tạo nên một tâm lý căng thẳng cùng những cảm xúc kích động như tức giận, nóng nảy, bực dọc, khó chịu...Khi đó, tác động vật lý sẽ giúp ta giải tỏa những bực tức ấy ^^
Điều này đã được nghiên cứu chứng minh hẳn hoi nhé: tập thể dục là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để chống lại căng thẳng:)))) Còn mình nghĩ thật ra chúng ta hay tác động vật lý qua lại vậy đơn giản chỉ để bảo vệ quan điểm và bộ nhs của bản thân thôi.
Quang Anh
Đánh nhau là lựa chọn mang tính hành vi. Thứ thúc đẩy sự lựa chọn nằm ở "cảm xúc" hay "lý trí". Tương tự bầy sói hoang, việc "đánh nhau" hay gọi cách khác "săn mồi" là phương thức sinh tồn. Còn con người không phải thú. Người nào cảm thấy đánh nhau không giải quyết được vấn đề nhưng vẫn đánh thì người này phần bản năng mạnh hơn phần lý trí.
Hơn nữa đánh nhau (thắng) thật sự là một thức gây gây nghiện. Vấn đề này rất phức tạp, cần phân tích khoa học và dài dòng. Bằng chứng với các môn thể thao bạo lực như boxing vẫn đc thừa nhận và tồn tại. Nó gây nghiện tương đương cờ bạc.
Huy Phan
Khi động chạm đến nhân phẩm, những người yêu thương của mình, thì cách xả cơn uất hận nhanh nhất là hành động tay chân, tất nhiên mọi chuyện sẽ hướng tồi tệ hơn, nhưng đó là cách họ chọn, mình cũng không thể hiểu được cảm xúc của ngta cho đến khi mình được đặt vào vị trí đó, nên lúc đó cũng khó mà kiềm chế được bản thân. Bản lĩnh nằm ở việc kiểm soát bản thân và hành động theo cách khôn ngoan nhất, không phải qua nắm đấm thằng nào khỏe hơn thằng nào.
Toan Huynh
Ở đây có một điếm sai, là đánh nhau đôi khi giải quyết được vấn đề. Nó là cách đơn giản và nhanh chóng để giải quyết vấn đề (của người đánh thắng).
Từ ngàn xưa, con người luôn có những quan điểm, ý kiến, lợi ích khác nhau, và thường họ sẽ cố gắng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp do rủi ro cao khi đánh thua (có thể mất mạng). Nhưng nếu lợi ích tồn tại và lớn hơn rủi ro, người ta sẵn sàng đặt cược vào chiến thắng cơ bắp của mình.
Chúng ta ta chỉ giảm bớt bạo lực khi sinh mạng càng lúc càng đáng giá hơn, và lợi ích khi chiến đấu không bù lại được với rủi ro mất mát. Ở cá nhân là như vậy, tầm quốc gia cũng như vậy.
Trong tương lai, xã hội phát triển hơn có thể làm giảm thiểu bạo lực, nhưng mình nghĩ nó sẽ không bao giờ biến mất. Giao tiếp và thuyết phục nhau bằng vật lý mãi sẽ là một phần văn hoá của loài người.