Tại sao động lực đôi khi khó có thể tìm thấy?

  1. Xã hội

  2. Kỹ năng mềm

Mỗi khi có ý tưởng làm điều gì mới thì lúc đó lại tràn trề năng lượng. Cho đến ngày hôm sau thì mất hứng dần, và dẫn đến việc lười không thực hiện tiếp nữa, tại sao bản thân lại nhanh chóng mất động lực để làm thế nhỉ?

Từ khóa: 

dong_luc

,

xã hội

,

kỹ năng mềm

  1. Mọi chuyện bạn đạt được quá dễ dàng hay có nhiều người làm thay bạn
  2. Bạn k đủ năng lực để làm bất cứ việc gì 
  3. Bạn đang gặp một vấn đề j đó chi phối quá lớn khiến cho mọi động lực là vô ích 
  4.  
Trả lời
  1. Mọi chuyện bạn đạt được quá dễ dàng hay có nhiều người làm thay bạn
  2. Bạn k đủ năng lực để làm bất cứ việc gì 
  3. Bạn đang gặp một vấn đề j đó chi phối quá lớn khiến cho mọi động lực là vô ích 
  4.  

Có những người thì dễ dàng tìm thấy nguồn động lực, họ có thể hoàn thành công việc hàng ngày mà không thấy mệt mỏi, vả lại đạt được năng suất hiệu quả cao trong công việc, có những người thì lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm động lực ngay cả trong những việc làm đơn giản nhất. Và có những người có thể tìm thấy động lực 1 cách nhanh chóng nhưng đôi khi phải vật lộn để giữ lấy được nó. Dưới đây là một số rào cản với động lực mà có thể bạn đang mắc phải:

1. Động lực của bạn ít hoặc không có hướng

Không có mục tiêu rõ ràng, không có kế hoạch, nghĩ ra xong chỉ để đấy, hay để nói cho vui mồm thì thật khó để biết bạn nên có động lực để làm gì ngay từ đầu. Một số người có thể thấy bản thân mình "lơ lửng" ngày qua ngày, tháng qua tháng mà không biết mình đang sống vì cái gì, hay có định hướng nào.

2. Thiếu kỉ luật bản thân

Có mục tiêu hoặc nhiệm vụ là bước đầu tiên nhưng có kỷ luật tự giác để chinh phục nhiệm vụ trong tầm tay mới là điều quan trọng. Nhiều người học được các chiến lược để tự kỷ luật bản thân thông qua các giá trị và bài học kinh nghiệm từ gia đình, tham gia các môn thể thao đồng đội và trải nghiệm ở trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng được dạy và được hỗ trợ như thế. Hãy nhớ rằng, bạn càng cho phép bản thân mình dễ dãi tức là bạn càng dễ bỏ cuộc. Hãy tự tạo cho mình tính kỉ luật, rèn luyện cho mình sự tập trung để bắt tay vào công việc, và làm ra làm, chơi ra chơi.

3. Lo lắng, căng thẳng hoặc trầm cảm

Đối với tôi thì nó giống như con dao 2 lưỡi vậy, nó có thể là tiền đề để thúc giục bạn thực điều mà bạn phải làm, bởi khi bạn lo lắng về hậu quả xấu mà nó có thể xảy ra, sẽ thúc giục tập trung hơn vào công việc của mình. Hoặc nó là một xô nước dập tắt ngọn lửa động lực của bạn, và thường thì yếu tố này xảy ra nhiều hơn trong cuộc sống. Để đối phó với điều này trước tiên bạn cần có giải pháp chữa trị tinh thần đã rồi mới đến việc tạo động lực trong công việc của mình.

Có thể là do choáng ngợp, kiểu quá sức ấy là lý do người ta từ bỏ, rút lui khỏi những thứ mà họ phải làm.

Tôi nghĩ là do tự nghi ngờ bản thân và sợ thất bại. Bởi vì thất bại mang đến nhiều cảm xúc lắm, xấu hổ, tự trách móc bản thân, lo lắng, căng thẳng. Thường thì để đi đến thành công luôn luôn những bước đi lầy lội, trải qua chông gai, ngọt bùi, cảm giác này rất khó chịu và khó xử lý một cách lành mạnh lắm bạn, ai bứt phá khỏi suy nghĩ đó thì họ tìm thấy động lực ở những việc họ làm thôi.