Tại sao đôi lúc chúng ta quên mất những việc mình đang định làm?

  1. Tâm lý học

Tất cả chúng ta đều gặp phải những tình huống như này ít nhất một lần trong đời, chạy lên lầu lấy chìa khóa nhưng khi lên đến nơi lại quên mất mình đang định tìm gì. Hoặc mở cửa tủ lạnh và chợt nhận ra không biết mình mở tủ lạnh để làm gì. Hoặc đợi một người bạn nói hết câu chuyện của họ rồi khi đến lượt mình nói thì lại quên mất mình định nói gì. Bạn hỏi mọi người xung quanh “Tôi đang định nói gì ấy nhờ?” nhưng họ đều trả lời “ Làm sao mà biết được".

“Chúng ta có thể trân trọng những khoảnh khắc nhớ nhớ quên quên đó thay vì cảm thấy chúng phiền phức”

Dù rằng những lúc này có thể hơi xấu hổ, nhưng chúng xảy ra rất thường xuyên. Được gọi chung là “Hiệu ứng Cánh cửa”, nó có thể tiết lộ một vài đặc điểm về cách mà trí não tổ chức và hoạt động. Hiểu được nguyên do có thể giúp chúng ta trân trọng những khoảnh khắc “não cá vàng” này hơn thay vì thấy phiền phức (dù đúng là nó phiền phức thật).

Hiện tượng này có thể được minh họa rõ nhất bằng câu chuyện về một người phụ nữ gặp 3 công nhân vào giờ nghỉ trưa của họ. “ Bạn làm gì vào hôm nay?” người phụ nữ đặt câu hỏi. “ Tôi đang lát gạch” người đầu tiên thở dài và trả lời. “Bạn làm gì vào hôm nay?” Người phụ nữ tiếp tục hỏi người thứ hai. “Tôi đang xây một bức tường”, một câu trả lời đơn giản. Nhưng đến người thứ ba thì anh ta trả lời một cách đầy tự hào: “Tôi đang xây thánh đường”.

Man-walking-through-the-doorway_

Lúc mà bạn chạy lên tầng để tìm chìa khóa, bạn đã quên mất lí do tại sao mình ở đây - nhưng thay vì cho rằng đây là điểm yếu của trí nhớ, điều này có thế cho bạn thấy được sự phức tạp trong quá trình tổ chức của bộ não

Có thể sau khi nghe câu chuyện này bạn nghĩ rằng mục đích của nó để động viên, khích lệ mọi người hướng tới mục đích lớn lao và cao cả hơn, nhưng với những nhà tâm lý học thì bài học đạo đức quan trọng được rút ra là tất cả những hành động đều được nghĩ rất nhiều lần trước khi làm. Người công nhân thứ ba có thể có một góc nhìn đầy cảm hứng về công việc hằng ngày của anh ta, nhưng không ai có thể tự xây một thánh đường mà không trải qua bước xếp chồng viên gạch này lên viên gạch khác sao cho đúng như người công nhân đầu tiên.

Trong một ngày, định hướng của chúng ta chuyển qua chuyển lại giữa những tầng - từ mục đích và tham vọng, cho đến lên kế hoạch và chiến lược và cho đến tầng thấp nhất là hành động. Khi một chuyện diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, thường là khi chúng ta đã quen thuộc với việc đó. Chúng ta đặt sự chú ý của mình vào những gì mà bản thân muốn, còn việc đang làm sẽ tự diễn ra theo như bản năng và thói quen. Nếu bạn là một tài xế lão luyện và đã thuần thục các kỹ năng lái xe cơ bản thì có thể bạn sẽ để ý đến những thứ ít quen thuộc hơn như quan sát giao thông bên ngoài hoặc nói chuyện với hành khách. Khi một chuyện mới lạ, không thưởng xuyên xảy ra thì chúng ta phải chuyển qua chuyển lại sự chú ý của mình tới chi tiết việc đang làm, tâm trí sẽ bận rộn một lúc. Do đó cuộc hội thoại sẽ tạm dừng khi tài xế gặp một nút giao giao thông khó nhằn hoặc động cơ bắt đầu phát ra âm thanh vui nhộn.

Cái cách mà sự tập trung của chúng ta di chuyển liên tục, hệ thống phân cấp hành động là thứ cho phép chúng ta thực hiện các hành vi phức tạp, kết nối với nhau trong một kế hoạch chặt chẽ, trong nhiều thời điểm, ở nhiều nơi hoặc yêu cầu nhiều hành động cùng một lúc.

Hiệu ứng Cánh cửa xảy ra khi sự chú ý của chúng ta di chuyển qua lại giữa các tầng hành động phân cấp đó, và nó phản ánh tính phụ thuộc vào ký ức - kể cả ký ức về những gì mà chúng ta sắp làm - tác động lên môi trường mà chúng ta đang ở trong đó.

201806151641000387-17f7459ea482408d2e42b21c511a9709

Não tổ chức các mục đích into thành hành động phân tầng - nhưng kể cả hành động đơn giản nhất như đi qua cửa cũng có thể làm chúng ta mất phương hướng về kế hoạch ban đầu

Hãy tưởng tượng rằng chúng ta đang lên tầng trên để lấy chìa khóa và quên ngay khi bước vào phòng ngủ rằng mình phải lấy cái gì. Về mặt tâm lý, điều đã xảy ra là kế hoạch (tức là ý định đi lấy chìa khóa) đã bị lãng quên ngay cả khi đang thực hiện một bước cần thiết trong chiến lược (là đi đến phòng ngủ). Có lẽ bản thân kế hoạch “chìa khóa” ban đầu là một phần của kế hoạch lớn hơn (Đó là khóa cửa để ra khỏi nhà) và thậm chí là một phần của kế hoạch còn lớn hơn nữa (Đi làm chẳng hạn hoặc bất cứ điều gì). Mỗi kế hoạch lớn đòi hỏi sự chú ý của kế hoạch nhỏ. Ở đâu đó trong việc điều hướng hệ thống phân cấp phức tạp này, thắc mắc/nhu cầu về các vấn đề quan trọng chợt xuất hiện, và như một người biểu diễn xiếc đang tung hứng, sự chú ý của bạn ở lại đủ lâu để xây dựng lên một kế hoạch, rồi lại nhảy sang chỗ khác cho kế hoạch tiếp theo (lần này, dù là đi đến phòng ngủ hay tự hỏi ai để quần áo vắt trên cầu thang hoặc bạn định làm gì khi đến chỗ làm và một triệu suy nghĩ tự phát khác sẽ diễn ra chỉ trong một khoảnh khắc.)

Thỉnh thoảng trò tung hứng thất bại. Ký ức của chúng ta, kể cả những mục đích, bị chìm vào trong mạng lưới. Đó có thể là môi trường vật chất mà não ta tự hình thành, lý giải việc tại sao thăm một ngôi nhà thời thơ ấu có thể làm kỉ niệm đã bị lãng quên trước đây ùa về, hoặc nó có là một môi trường tinh thần - tập hợp những thứ mà chúng ta chỉ nghĩ đến ở thời điểm đó khi được gợi lên.

Hiệu ứng Cánh cửa xảy ra do chúng ta thay đổi cả môi trường vật chất và tinh thần, chuyển đến một nơi khác và suy nghĩ về những điều khác nhau. Mục tiêu được nghĩ ra vội vàng đó, có lẽ cũng chỉ là một trong số rất nhiều mục tiêu mà chúng ta đang cố để xoay như những chiếc đĩa tung hứng, bị quên đi khi hoàn cảnh thay đổi.

Đó là cái cửa sổ mà chúng ta cố sắp xếp các hành động phức tạp, kết nối chúng với kế hoạch sao cho phù hợp để có thể chồng viên gạch sau lên viên gạch trước đúng chỗ và xây thánh đường.

Từ khóa: 

tâm lý học