Tại sao đôi khi cảm xúc bị tổn thương, chúng ta lại thấy nhói ở tim?
Khi một chuyện buồn xảy ra đến với em thì ngay chính bản thân cảm thấy khó thở và nghe nhói trong tim và tức ngực.
Hãy giúp em giải mã mối quan hệ giữa cảm xúc và cơ thể với ạ!
tâm lý học
Hi Trâm, cảm ơn câu hỏi của e!
Việc tại sao suy nghĩ/cảm xúc lại có thể ảnh hưởng đến các cảm giác trên cơ thể của chúng ta đến nay vẫn chưa đc giới khoa học giải thích cặn kẽ. Nhưng về cơ bản thì đa phần chấp nhận giải thích rằng việc này là do vùng vỏ não vành trước (anterior cingulate cortex), trong khi chúng ta có những trải nghiệm căng thẳng, đã kích hoạt & tăng cường sự hoạt động của dây thần kinh phế vị (vagus nerve) - đóng vai trò kết nối/giao cảm giữa não bộ & khu vực cổ, ngực, bụng chúng ta. Chính hoạt động ở cường độ cao của dây thần kinh phế vị đã tạo ra cho chúng ta những cơn đau và nôn mửa...về việc này thì bạn Vinh đã giải thích rùi.
Ở đây a chỉ muốn thêm vào một vài dẫn chứng nho nhỏ, cho thấy việc suy nghĩ & cảm xúc (tạm cho là cũng xuất phát từ não bộ) có thể gây ảnh hưởng đến rất nhiều các bộ phận khác nhau trên cơ thể của chúng ta, ko chỉ tim/ngực:
- Khi lo lắng & bồn chồn, nhiều người thường có cảm giác đau bụng, buồn nôn.
- Trán chúng ta cũng sẽ toát mồ hôi nếu ta đang trải nghiệm cảm giác lo lắng & sợ hãi.
- Khi đứng từ trên một tòa nhà rất cao và nhìn xuống, đặc biệt là những nơi ko có lan can, lập tức các ngón tay và ngón chân của chúng ta sẽ tiết ra mồ hôi (việc tiết mồ hôi này cũng sẽ xảy ra cho dù e chỉ đang tưởng tượng đến việc đứng trên 1 tòa nhà cao tầng, dù e đang ko thực sự ở đó).
- Hiệu ứng giả dược (placebo effect) là có thật, chúng ta thực sự có thể đc chữa khỏi bệnh chỉ bằng "niềm tin"!
- Một số vị thiền sư lâu năm, ko rõ có phải do tác dụng của thiền định lên não bộ của họ hay ko, nhưng sau khi chết đi, cơ thể của họ vẫn ko bị hủy hoại theo tgian. Một ví dụ là trái tim của hòa thượng Thích Quảng Đức - dù chết vì tự thiêu, nhưng trái tim của ông dường như ko bị ngọn lửa phá hủy.
- ..........
Như vậy, cơ thể & não bộ của chúng ta luôn hoạt động như 1 khối thống nhất. Bởi thế, việc giữ gìn cho tâm trí & suy nghĩ của chúng ta luôn ở trạng thái cân bằng, thanh tịnh (peace of mind) cũng quan trọng ko kém việc tập thể dục, rèn luyện thân thể.
Xin chia sẻ đôi dòng như vậy.:)))
Woo Map
Hi Trâm, cảm ơn câu hỏi của e!
Việc tại sao suy nghĩ/cảm xúc lại có thể ảnh hưởng đến các cảm giác trên cơ thể của chúng ta đến nay vẫn chưa đc giới khoa học giải thích cặn kẽ. Nhưng về cơ bản thì đa phần chấp nhận giải thích rằng việc này là do vùng vỏ não vành trước (anterior cingulate cortex), trong khi chúng ta có những trải nghiệm căng thẳng, đã kích hoạt & tăng cường sự hoạt động của dây thần kinh phế vị (vagus nerve) - đóng vai trò kết nối/giao cảm giữa não bộ & khu vực cổ, ngực, bụng chúng ta. Chính hoạt động ở cường độ cao của dây thần kinh phế vị đã tạo ra cho chúng ta những cơn đau và nôn mửa...về việc này thì bạn Vinh đã giải thích rùi.
Ở đây a chỉ muốn thêm vào một vài dẫn chứng nho nhỏ, cho thấy việc suy nghĩ & cảm xúc (tạm cho là cũng xuất phát từ não bộ) có thể gây ảnh hưởng đến rất nhiều các bộ phận khác nhau trên cơ thể của chúng ta, ko chỉ tim/ngực:
Như vậy, cơ thể & não bộ của chúng ta luôn hoạt động như 1 khối thống nhất. Bởi thế, việc giữ gìn cho tâm trí & suy nghĩ của chúng ta luôn ở trạng thái cân bằng, thanh tịnh (peace of mind) cũng quan trọng ko kém việc tập thể dục, rèn luyện thân thể.
Xin chia sẻ đôi dòng như vậy.:)))
Tống Hồ Trà Linh
Trong câu này có bạn Theatt lí giải thêm vài ý. Em đọc tham khảo thêm nhé! :D
Tại sao lại thấy đau khi bị người khác phản bội?
noron.vn
Thảo Nguyễn
Hi bạn, tình cờ vài ngày trước mình có đọc một bài trên Reddit cũng liên quan tới vấn đề trong câu hỏi của bạn nên cũng muốn đóng góp ý kiến :)) Những phản hồi trước đã quá đầy đủ rồi nên mình muốn cung cấp 1 góc nhìn khác về liên hệ giữa tổn thương cảm xúc-nhói tim ở cơ thể: bệnh viêm cơ tim Takotsubo, hay còn gọi là Hội chứng vỡ tim.
Cơ bản thì khi bạn đột nhiên bị kích động bởi căng thẳng, chuyện đau buồn hoặc các cảm xúc mạnh, tuyến thượng thận sẽ tiết ra hormone epinephrine và norepinephrine (hay còn gọi là adrenaline và noradrenaline). Những hormone này làm co thắt các mạch máu của bạn, dẫn đến việc tim đập nhanh và mạnh hơn; trong một số trường hợp làm tắc nghẽn mạch máu nghiêm trọng và dẫn đến giảm lưu lượng máu lên tim, gây ra các cơn nhói đau, co thắt và suy tim. Vì vậy đừng để mình bị căng thẳng cảm xúc quá nghiêm trọng nhé, sẽ rất nguy hiểm.
Mình đề cập đến bệnh này không phải để doạ những bạn bị nhói tim khi bất ổn về cảm xúc; vì những phản ứng sinh lý này là rất bình thường, mình lâu lâu cũng bị. Mình chỉ muốn nói là biết thêm về một bệnh tiềm ẩn sẽ giúp các bạn quan sát và lắng nghe cơ thể cũng như cảm xúc của bản thân tốt hơn, phòng ngừa những trường hợp ngoài ý muốn xảy ra. Hy vọng câu trả lời của mình phần nào hữu ích giúp bạn giải đáp thắc mắc. Bạn có thể đọc thêm về bệnh Takotsubo ở link bên dưới.
Chúc bạn một ngày tốt lành!
Takotsubo cardiomyopathy (broken-heart syndrome) - Harvard Health
www.health.harvard.edu
Nguyễn Quang Vinh
Đầu tiên là do Cortisol và Adrenaline, là những hormone cơ thế tiết ra khi căng thẳng, làm tăng nhịp tim và nhịp thở. Khi đc crush liếc 1 cái tim bạn loạn nhịp là do nó, mà khi crush đột ngột chia tay, cũng là nó nhưng nó nhiều hơn khiến tim bị quá tải và bạn thấy nhói ở tim.
Còn 1 lý do nữa là do khu vực tên là Cingulate, 1 vùng vỏ não trước, là vùng chuyên điều khiển phản ứng cảm xúc của cơ thể, như kiểu sợ làm cơ thể run lên vậy. Và khi thất tình thì nó cũng kích thích các cơn co thắt ở vùng ngực, do đó làm bạn cảm thấy nhói đau.
Nói chung thì việc này ko tốt cho sức khỏe lắm đâu. Tuy ko chết nhưng cũng ko tốt, nhất là với phái nữ. Mình trước đây cũng 2 lần, 1 lần tích cực và 1 lần tiêu cực nên tự hứa ko bao giờ để nó xảy ra nữa. Nên giờ mình rất bình tĩnh đón nhận mọi thứ. Bạn cũng nên như vậy. Đừng để cơ thể phản ứng thái quá nhé. Chúc bạn luôn vui.