Tại Sao Dịch Covid 19 Lại Đang Bùng Phát Mạnh Bên Phương Tây
Có lẽ mấy ngày gần đây chúng ta đang xôn xao bàn tán về vụ một cô gái rất giàu có thuê hẳn máy bay riêng mất 10 tỷ VNĐ để bay từ Anh về Việt Nam chữa bệnh, khi biết mình có nguy cơ dương tính với virus covid - 19.
Tại sao cô ấy không chữa bệnh bên các nước "tư bản văn minh" với nền y tế hiện đại hơn ?
Đầu tiên hãy xem qua lịch sử khám của cô ấy :
Ngày 2/3, cô ấy thấy ho khan, không sốt, đi khám tại bệnh viện ở London và được cho điều trị ngoại trú.
Ngày 7/3, bệnh nhân vẫn còn ho nhiều, không sốt, đồng thời nghe thông tin người bạn ở Việt Nam gặp ở London (ca nhiễm thứ 17 của Việt Nam) bị nhiễm COVID-19 nên bệnh nhân đến khám bệnh trở lại và khai rõ tiền sử tiếp xúc.
Tuy nhiên bệnh viện ở London chỉ yêu cầu cách ly tại nhà, không thực hiện xét nghiệm.
Ngày 9/3 cô ấy lập tức về Việt Nam để cách ly và điều trị.
Vậy có nghĩa là bên Anh họ BIẾT cô ấy có nguy cơ nhiễm covid 19 rất cao nhưng không cho nhập viện và xét nghiệm.
1/ Covid - 19 dưới góc nhìn của các nước phương tây.
Theo một số cá nhân đang sinh sống bên Anh nhận xét (FB : Nguyễn Quỳnh Trang ), ở phương tây họ rất coi thường dịch bệnh này, coi Covid - 19 chỉ như một loại cúm thông thường, có thể tự khỏi tại nhà mà không cần nhập viện.
Họ cũng không hề đeo và sẵn sàng kì thị ai đeo khẩu trang rồi xa lánh như thể người đó đang mang trong mình bệnh dịch vậy. Ngay cả Bác sĩ cũng khuyến cáo rằng khẩu trang không ngăn được virus nên không cần thiết phải sử dụng.
Nếu chẳng may dương tính, Bệnh viện sẽ yêu cầu ở nhà cách ly, chủ yếu cho tự khỏi, mỗi ngày gọi điện hỏi thăm một lần, không khám xét thêm. Không có phong tỏa, xịt khử trùng. Bệnh viện không tiếp nhận trừ khi tiến triển bệnh trở nên nguy hiểm đến tính mạng.
Một số trường Đại học ở London phát hiện sinh viên nhiễm Virus, chỉ bắt sinh viên đó nghỉ học, còn mọi người vẫn đến lớp bình thường. Không khử khuẩn hay cách ly trường học.
Điều này dẫn đến việc thứ trưởng bộ y tế Anh cũng đã dương tính với virus corona
Anh hiện ghi nhận 382 ca COVID-19 với 6 trường hợp tử vong, nhưng có lẽ con số này chưa phải thực tế.
2/ Đến tổng thống Mỹ cũng coi thường dịch bệnh covid-19
Theo Guardian, Tổng thống Trump gây sốc khi tuyên bố trên truyền hình rằng linh cảm của ông không tin vào tỷ lệ tử vong 3,4% của dịch Covid-19 mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng Phó tổng thống Mike Pence và Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar
"Tôi nghĩ 3,4% thực sự là một con số sai. Nào, đây chỉ là linh cảm của tôi, nhưng dựa vào rất nhiều những cuộc nói chuyện mà tôi có với những người làm việc này, bởi vì có rất nhiều người sẽ mắc bệnh này, và nó rất nhẹ - họ sẽ thấy khỏe hơn rất nhanh, họ thậm chí không cần phải gặp bác sĩ, họ thậm chí không cần phải gọi bác sĩ", ông Trump nói với người dẫn chương trình Sean Hannity của đài Fox qua điện thoại.
Sự chủ quan của ông Trump cũng dễ hiểu vì hàng năm bên Mỹ có đến hơn 10,000 chết vì cúm mùa. Nên với tỉ lệ tử vong của covid 19 cho dù có lên tới 3,4% vẫn chẳng đáng lưu tâm.
Tuy nhiên ông Trump quên mất rằng cúm mùa còn có vaccine chứ virus corona thì chưa có gì đặc trị được.
3/ Sự chủ quan đã khiến nước Ý lãnh hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 11/3 nước Ý ghi nhận 10.145 ca dương tính với virus corona, 463 ca tử vong.Và đang là nước xếp thứ 2 thế giới về số người nhiễm và dẫn đầu về tỉ lệ tử vong lên tới 5%, cao hơn tỉ lệ 3,4% mà WHO công bố.
Và toàn bộ các nước EU cũng đều đã có người nhiễm bệnh.
Điều này chứng tỏ dịch bệnh covid 19 không hề "đơn giản" như quan niệm của các nước phương tây. Nhận thức được điều đó nước Ý đã lập tức ra lệnh phong tỏa toàn bộ đất nước và dừng mọi hoạt động công cộng, trường học và yêu cầu công dân hạn chế ra đường.
Mong rằng các nước phương tây cần nhìn nhận khách quan hơn nữa về đại dịch lần này. Để mọi người dân trên trái đất sớm ổn định trở lại cuộc sống.
Tổng hợp : Trường Vũ
covid-19
,covid 19
,dịch bệnh
,italia
,nước anh
,tin tức
Có 2 điều đáng lưu tâm:
1 - Là các nước phương tây rất tự tin vào hệ thống y tế của họ (mù quáng?) và cho rằng một chủng virus từ xứ Á Châu có lẽ sẽ không xi nhê gì so với hệ thống y tế tại các quốc gia đã phát triển. Từ đó đâm ra chủ quan.
2 - Là việc đăng ký khám bệnh tại các bệnh viện bệnh sá phương tây rất mất thời gian. Lịch hẹn với bác sĩ nhiều khi kéo dài tới hàng tháng nếu không phải hàng năm trời. Trong khi với một chủng virus chưa có vaccine như Covid-19 thì chờ đợi như vậy là quá rủi ro. Cũng là điều dễ hiểu khi các bệnh nhân người Việt lũ lượt kéo về nước như vậy.
Đặng Minh Trí
Có 2 điều đáng lưu tâm:
1 - Là các nước phương tây rất tự tin vào hệ thống y tế của họ (mù quáng?) và cho rằng một chủng virus từ xứ Á Châu có lẽ sẽ không xi nhê gì so với hệ thống y tế tại các quốc gia đã phát triển. Từ đó đâm ra chủ quan.
2 - Là việc đăng ký khám bệnh tại các bệnh viện bệnh sá phương tây rất mất thời gian. Lịch hẹn với bác sĩ nhiều khi kéo dài tới hàng tháng nếu không phải hàng năm trời. Trong khi với một chủng virus chưa có vaccine như Covid-19 thì chờ đợi như vậy là quá rủi ro. Cũng là điều dễ hiểu khi các bệnh nhân người Việt lũ lượt kéo về nước như vậy.