Tại sao đi đám cưới đám ma, sinh nhật... người ta lại cho tiền vào phong bì mà không đưa bằng tay cho dễ hiểu?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

văn hóa

Đưa bằng tay thì khiếm nhã quá. Bỏ bì thì chỉ có người bỏ biết bao nhiêu, người nhận biết bao nhiêu, còn người xung quanh thì chỉ đoán mò nó là tiền chứ thực sự cũng chẳng biết bên trong có gì. Chứ trần trần ra thì ai cũng biết, ng đưa mang tiếng nghèo, người nhận mang tiếng ham vật chất. Vả lại bạn tặng quà người ta thì đưa nguyên xi cái đồ vậy hay bao bọc lại, bỏ túi giấy các kiểu rồi mới đưa. Nó như phép lịch sự vậy thôi. Nên ngay cả ngày tết người ta cũng bỏ phong bao rồi mới lì xì vậy.

Trả lời

Đưa bằng tay thì khiếm nhã quá. Bỏ bì thì chỉ có người bỏ biết bao nhiêu, người nhận biết bao nhiêu, còn người xung quanh thì chỉ đoán mò nó là tiền chứ thực sự cũng chẳng biết bên trong có gì. Chứ trần trần ra thì ai cũng biết, ng đưa mang tiếng nghèo, người nhận mang tiếng ham vật chất. Vả lại bạn tặng quà người ta thì đưa nguyên xi cái đồ vậy hay bao bọc lại, bỏ túi giấy các kiểu rồi mới đưa. Nó như phép lịch sự vậy thôi. Nên ngay cả ngày tết người ta cũng bỏ phong bao rồi mới lì xì vậy.

Mình nghĩ cái này có thể là do phép lịch sự và sự tế nhị của người Việt ta từ xa xưa tới giờ. Trực tiếp đưa một tờ tiền cho đối phương có vẻ quá lộ liễu, có thể họ sẽ cảm thấy ngại với mọi người xung quanh và trong một số trường hợp còn từ chối nhận.

Hơn nữa, trong đám cưới, đám ma hay sinh nhật như vậy, ngoài chúng ta ắt hẳn còn rất nhiều người tặng quà là tiền cho họ, việc bỏ vào phong bì như thế cũng là một cách để họ biết tiền đó là của ai thay vì đưa tiền mặt có thể họ sẽ không nhớ hết được có những ai đã đưa cho mình.

Viết thiệp hay phong bì chúng ta còn có thể gửi gắm những tình cảm và lời chúc tốt đẹp thay vì chỉ đưa mỗi tiền, như thế chúng ta không chỉ tặng họ giá trị vật chất mà còn cả giá trị về tinh thần.

Tôi cũng đã từng chứng kiến có người đi mà không cần phong bì rồi. Kết quả là họ vẫn phải đi kiếm cái phong bì để bỏ tiền vào, chứ không ai biết đấy là tiền của ông 😂. Mấy nữa nhà ông có đám, mời ngược lại không thấy người ta đi, vì họ nghĩ ngày xưa đám của họ, ông có đi tiền đâu 🤣

Điều đó là một quy tắc kín đáo, nhã nhặn được hình thành từ rất lâu rồi. Đến cả những người chưa bao giờ đi đám cưới, hay đám ma đều đã biết điều này. Chính vì hình thành từ thời xưa nên điều đó được coi là bất hủ. Nếu bây giờ bạn đi tiền không mà không cần phong bì thực ra nó cũng chả vấn đề gì, vì hình thức như nào thì cái ruột nó vẫn thế. Bạn chỉ mất điểm với người ngồi bàn nhận mừng cưới, hoặc nhận phúng viếng (người ghi tên và dẫn bạn vào viếng đám tang ấy).

Ngược lại, nếu hình thức này chưa từng xảy ra và mọi người vẫn đi theo cái hình thức tiền mặt không thì lại chả có vấn đề gì, lúc đó mà bạn đi phong bì mới gọi là có vấn đề. Lúc đấy chúng ta lại không ngồi bàn về việc tại sao chúng ta không đi phong bì cho dễ hiểu mà lại đưa bằng tay?

Có những hình thức chúng ta không thể lược đi bởi vì tính tế nhị và lịch sự của nó. Mà những thứ như thế đâu phải là xấu, nên có là điều tốt mà. Kkkk

Theo nghĩa đen thì dễ hiểu, còn theo nghĩa bóng thì không biết người nhận hiểu theo kiểu nào thôi :)) 

Khi người ta làm những việc công khai, quy tắc đầu tiên luôn đi kèm chính là sự tôn trọng - lịch sự - tế nhị. Phải chăng điều đó tự nhiên như là một hình thức lễ nghĩa của xã hội mà ai cũng dễ hiểu rồi. Thậm chí nó còn dễ hiểu hơn cả việc đi đám mà đưa bằng tiền mặt. Có thể người đưa không có ý gì nhưng người nhận và người nhìn vào - họ nghĩ gì thì mình đâu có biết.

Tốt nhất là cứ tấm lòng đằng sao một phong thư cho nó kín đáo, dù ít dù nhiều, tấm lòng của mình là để trao cho người mình quý, mình quan tâm. Không nhất thiết là phải thể hiện ra với mọi người là tôi có tấm lòng to thế nào với thằng đấy, tôi hết lòng yêu quý thằng đấy, tôi với thằng đấy thoải mái nên không cần phong bì. Đừng như vậy, hãy giữ phong thái của mình một cách chững chạc và lịch sự, nó không chỉ thể hiển ở lời ăn, tiếng nói hay vị trí quyền lực bạn đang có, nó cũng được thể hiện bằng hành động, cụ thể là việc bạn viếng cho ai đó hoặc mừng cho đám cưới của người ta.