Tại sao đến cuối cùng Đường Tăng lại chết, thành Phật rồi phải được trường sinh bất tử chứ?

  1. Phim ảnh

  2. Tâm linh

Tại sao nhỉ?
Từ khóa: 

phim ảnh

,

tâm linh

Việc thành phật và bất tử chỉ là một tình tiết trong phim Tây Du Ký thôi. Nhưng Đường Tăng của đời thực vẫn là một con người bằng xương bằng thịt. Mặc dù lấy được chân kinh về rồi vẫn phải chết, liệu có phải là quá bi thương?
https://cdn.noron.vn/2023/01/19/-5356-1663987747-1674116270.jpg
Người ta đều bảo rằng người nhà của Đường Tăng rất có duyên với Phật. Cha của Đường Tăng là Trần Huệ sinh được 4 người con trai, Đường Tăng là con trai thứ 4. Anh hai của Đường Tăng là Trần Tố 10 tuổi đã vào chùa đi tu ở Lạc Dương và trở thành 1 pháp sư.
Đường Tăng cũng theo chân anh trai 10 tuổi đi tu, cùng anh nghiên cứu kinh phật. Đường Tăng có thiên phú, cộng thêm sự dạy dỗ của anh trai, sau này tiếng tăm vang dội, luôn được mời đi nhiều nơi để giảng kinh truyền đạo.
Và ý tưởng đi Ấn Độ thỉnh kinh nảy sinh vào năm 627 sau Công Nguyên. Đây cũng là năm mà Lý Thế Dân lên ngôi hoàng đế. Đi Ấn Độ lấy kinh đồng nghĩa với việc phải ra nước ngoài lấy kinh. Muốn ra nước ngoài thì phải có văn điệp thông quan, nên Đường Tăng đã xin chỉ thị “Đi Tây Tạng” của hoàng đế Lý Thế Dân. Nhưng Lý Thế Dân đã không phê chuẩn. Điều này khác với tình tiết trong Tây Du Ký. Không hề có chuyện hoàng đế cảm kích rồi kết bái huynh đệ, không có ngư đệ, ngự đế gì ở đây cả.
Hoàng để không phê chuẩn thì tôi cũng phải “vượt biên” đi cho bằng được. Năm 628 sau công nguyên, Đường Tăng lúc đó 27 tuổi đã vác lên mình hành lý, phớt lờ sự ngăn cản của các đồ đệ, quyết định dẫn thân vào con đường thỉnh kinh ở trời Tây.
Sau 4 năm trèo non lội suối, năm 31 tuổi Đường Tăng cuối cùng cũng đã đến được Ấn Độ. Diện tích của Ấn Độ cổ rất lớn, tổ hợp bởi nhiều tiểu quốc. Đường Tăng đã đi qua 11 tiểu quốc gia ở đó, đến đâu thì học kinh phật của nơi đó. Ở Ấn Độ 11 năm, học hỏi và lĩnh hội đủ đầy, năm 643 sau công nguyên, Đường Tăng thu dọn hành lý về nước. Năm đó ông 43 tuổi.
Năm 645 âm lịch, Đường Tăng về Trường An. Lượng kinh phật mà ông mạng về từ Ấn Độ và Trung Á bao gồm 526 hòm, 657 bộ kinh phật và một lượng lớn di cốt của các cao tăng.
Đường Tăng rất muốn hoàng đế ủng hộ sự nghiệp truyền dạy kinh nghiệm phật giáo của mình nhưng Lý Thế Dân đã không thèm để ý. Sau 2 năm, hoàng đế đã đề xuất bảo Đường Tăng hoàn tục lên triều đình làm quan, ông đã rất sốc và một mực từ chối.
Lý do: Lý Thế Dân rất phản cảm với hòa thượng, cũng không tin vào “nhân từ”. Hắn chỉ tôn thờ vũ lực mà thôi.
Lúc Đường Tăng từ chối, hắn đã rất tức giận nhưng đã nể tình đồng thời cũng sẽ bất lợi nếu động vào Đường Tăng. Và đúng lúc này lại xảy ra chuyện gian tình giữa cao đồ của Đường Tăng và con gái của Lý Thế Dân công chúa Cao Dương. Và Lý Thế Dân đã lấy lí do này để gây áp lực cho Đường Tăng.
Nhưng có lẽ ông trời đã phù hộ cho Đường Tăng, nửa năm sau tên đồ đệ đấy của Đường Tăng bị giết, Lý Thế Dân đột ngột ốm qua đời.
Lý Thế Dân qua đời ở tuổi 52. Ai cũng cho rằng đây là điều bất thường. Lúc đó còn có người nói phật đã phù hộ cho Đường Tăng và thay đổi số mệnh tuổi thọ của Lý Thế Dân. Nếu không thì Đường Tăng sớm muộn gì cũng bị hoàng đế giết hại.Từ đó Đường Tăng đã có thể toàn tâm toàn ý để dịch kinh văn Ấn Độ sang tiếng Trung. Đây là một công việc vô cùng “đồ sộ”.
15 năm trôi qua, Đường Tăng lúc đó 62 tuổi, tất cả các kinh văn mà ông mang về từ Ấn Độ đã được dịch hết sang tiếng Trung. Và lúc này chỉ còn lại chút sức lực cuối cùng để nhìn thấy thành quả của mình, Đường Tăng đã ngồi nở một nụ cười và qua đời.
Trả lời
Việc thành phật và bất tử chỉ là một tình tiết trong phim Tây Du Ký thôi. Nhưng Đường Tăng của đời thực vẫn là một con người bằng xương bằng thịt. Mặc dù lấy được chân kinh về rồi vẫn phải chết, liệu có phải là quá bi thương?
https://cdn.noron.vn/2023/01/19/-5356-1663987747-1674116270.jpg
Người ta đều bảo rằng người nhà của Đường Tăng rất có duyên với Phật. Cha của Đường Tăng là Trần Huệ sinh được 4 người con trai, Đường Tăng là con trai thứ 4. Anh hai của Đường Tăng là Trần Tố 10 tuổi đã vào chùa đi tu ở Lạc Dương và trở thành 1 pháp sư.
Đường Tăng cũng theo chân anh trai 10 tuổi đi tu, cùng anh nghiên cứu kinh phật. Đường Tăng có thiên phú, cộng thêm sự dạy dỗ của anh trai, sau này tiếng tăm vang dội, luôn được mời đi nhiều nơi để giảng kinh truyền đạo.
Và ý tưởng đi Ấn Độ thỉnh kinh nảy sinh vào năm 627 sau Công Nguyên. Đây cũng là năm mà Lý Thế Dân lên ngôi hoàng đế. Đi Ấn Độ lấy kinh đồng nghĩa với việc phải ra nước ngoài lấy kinh. Muốn ra nước ngoài thì phải có văn điệp thông quan, nên Đường Tăng đã xin chỉ thị “Đi Tây Tạng” của hoàng đế Lý Thế Dân. Nhưng Lý Thế Dân đã không phê chuẩn. Điều này khác với tình tiết trong Tây Du Ký. Không hề có chuyện hoàng đế cảm kích rồi kết bái huynh đệ, không có ngư đệ, ngự đế gì ở đây cả.
Hoàng để không phê chuẩn thì tôi cũng phải “vượt biên” đi cho bằng được. Năm 628 sau công nguyên, Đường Tăng lúc đó 27 tuổi đã vác lên mình hành lý, phớt lờ sự ngăn cản của các đồ đệ, quyết định dẫn thân vào con đường thỉnh kinh ở trời Tây.
Sau 4 năm trèo non lội suối, năm 31 tuổi Đường Tăng cuối cùng cũng đã đến được Ấn Độ. Diện tích của Ấn Độ cổ rất lớn, tổ hợp bởi nhiều tiểu quốc. Đường Tăng đã đi qua 11 tiểu quốc gia ở đó, đến đâu thì học kinh phật của nơi đó. Ở Ấn Độ 11 năm, học hỏi và lĩnh hội đủ đầy, năm 643 sau công nguyên, Đường Tăng thu dọn hành lý về nước. Năm đó ông 43 tuổi.
Năm 645 âm lịch, Đường Tăng về Trường An. Lượng kinh phật mà ông mạng về từ Ấn Độ và Trung Á bao gồm 526 hòm, 657 bộ kinh phật và một lượng lớn di cốt của các cao tăng.
Đường Tăng rất muốn hoàng đế ủng hộ sự nghiệp truyền dạy kinh nghiệm phật giáo của mình nhưng Lý Thế Dân đã không thèm để ý. Sau 2 năm, hoàng đế đã đề xuất bảo Đường Tăng hoàn tục lên triều đình làm quan, ông đã rất sốc và một mực từ chối.
Lý do: Lý Thế Dân rất phản cảm với hòa thượng, cũng không tin vào “nhân từ”. Hắn chỉ tôn thờ vũ lực mà thôi.
Lúc Đường Tăng từ chối, hắn đã rất tức giận nhưng đã nể tình đồng thời cũng sẽ bất lợi nếu động vào Đường Tăng. Và đúng lúc này lại xảy ra chuyện gian tình giữa cao đồ của Đường Tăng và con gái của Lý Thế Dân công chúa Cao Dương. Và Lý Thế Dân đã lấy lí do này để gây áp lực cho Đường Tăng.
Nhưng có lẽ ông trời đã phù hộ cho Đường Tăng, nửa năm sau tên đồ đệ đấy của Đường Tăng bị giết, Lý Thế Dân đột ngột ốm qua đời.
Lý Thế Dân qua đời ở tuổi 52. Ai cũng cho rằng đây là điều bất thường. Lúc đó còn có người nói phật đã phù hộ cho Đường Tăng và thay đổi số mệnh tuổi thọ của Lý Thế Dân. Nếu không thì Đường Tăng sớm muộn gì cũng bị hoàng đế giết hại.Từ đó Đường Tăng đã có thể toàn tâm toàn ý để dịch kinh văn Ấn Độ sang tiếng Trung. Đây là một công việc vô cùng “đồ sộ”.
15 năm trôi qua, Đường Tăng lúc đó 62 tuổi, tất cả các kinh văn mà ông mang về từ Ấn Độ đã được dịch hết sang tiếng Trung. Và lúc này chỉ còn lại chút sức lực cuối cùng để nhìn thấy thành quả của mình, Đường Tăng đã ngồi nở một nụ cười và qua đời.
Đức Phật cũng viên tịch thì sao Đường Tăng lại không chết?
Còn câu chuyện Tây Du Ký dựa trên nền tảng tín ngưỡng Trung Hoa, thành tiên, thành Phật, trường sinh bất lão như truyện...không hề là triết lý Phật giáo.
Theo Phật giáo thì nếu thành Phật, sau khi viên tịch sẽ nhập Niết Bàn, thoát khỏi luân hồi.
Còn Niết Bàn là gì mình cũng không biết.
Có người bảo bốn vị đồ đệ là "tâm ma" của Đường Tăng.
https://cdn.noron.vn/2023/01/19/img-bgt-2021-1b3-1630997149-width700height467-1674116085.jpg
Thực ra thì Tứ đồ đệ không phải tâm ma của Đường Huyền Trang mà là năm thầy trò họ đại diện cho ngũ tính.
Bát giới là sắc dục tham lam, Ngộ Tĩnh là cương trực nhưng khù khờ, Bạch Mã là chịu khó kiêntrung, Ngộ Không là hoả tâm nộ tính còn Đường Huyền Trang là Nhân tính. Huyền Trang có thể dạy dỗ được đồ đệ là do ông có cái nhân nhưng rõ ràng đôi lúc chữ nhân của ông đặt lầm chỗ mang đến không ít rắc rối.
Trong năm thầy trò Đường Tăng thì người giác ngộ đầu tiên là Ngộ Không chứ không phải Đường Tăng (nếu đọc kỹ truyện ông sẽ thấy). Bởi Ngộ Không chân nguyên là thuần lương, là Linh Minh Thạch Hầu có linh tâm linh tính. Chẳng qua vì Bồ Đề Lão Tổ chỉ dạy Ngộ Không cái "thuật" là biến hoá chữ không dạy cái "đạo" là ứng xử nên mới khiến Ngộ Không lầm đường. Kim Cô dùng để trói tâm hầu tử, khi tâm hầu tử kia đã trở về nguyên bản Ngộ ra được cái "Không" thì Kim Cô không cần thiết nữa.
Dẫn một đoạn đại ý khi Huyền Trang hỏi Hành Giả Tây Phương còn bao xa, Hành Giả đáp Tây Phương vốn ở trước mắt, trong lòng có Tây Phương thì chính là Tây Phương. Ngay khi kinh thư đã bị ướt thì người đầu tiên chấp nhận cũng là Hành Giả (vì lúc ấy đã buông xuôi tất cả), quá trình ấy gọi là đốn ngộ.
Xác trần chỉ đến lúc đó sẽ hết hạn thôi. Xong việc trần thì thoát ra thần hồn tu mạnh sẽ về trên. Còn xác vẫn chỉ là xác thôi. Chết ở đây và về lại đúng nơi thôi mà. Chả có gì bi thương cả. Đơn giản là thế đó.