Tại sao Đền Chùa Miếu ở Việt Nam không thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo mà thường thờ Quan Thánh Đế Quân từ Trung Hoa?

  1. Lịch sử

Từ khóa: 

lịch sử

bạn không nên nhìn một vài nơi mà quy kết cho tất cả Đền Chùa Miếu ở Việt Nam đều thờ Quan Thánh Đế Quân (Quan Vũ ) nhé, việc thờ Quan Vũ được du nhập từ văn hoá của cộng đồng người Hoa vào Việt Nam, và một số nơi do ảnh hưởng từ văn hoá của Nho giáo Khổng Tử nên mới có tục lệ thờ cúng này. ngoài Bắc Đền thờ Đức Thánh Trần quá là nhiều luôn ấy. còn một số nơi họ lý luận rằng tương truyền Quan Vũ đã hiển linh và quy y nhà Phật, được xem như một Hộ Pháp nên được thờ trong Chùa. (thật ra có thể là một cách đánh tráo khái niệm của Trung Quốc thôi, chứ làm sao mà một người được đứng vào hàng Hộ Pháp, Quan Vũ trong Tam Quốc Chí chỉ là kẻ võ biền chứ có Đạo Hạnh tu hành gì đâu)

Trả lời

bạn không nên nhìn một vài nơi mà quy kết cho tất cả Đền Chùa Miếu ở Việt Nam đều thờ Quan Thánh Đế Quân (Quan Vũ ) nhé, việc thờ Quan Vũ được du nhập từ văn hoá của cộng đồng người Hoa vào Việt Nam, và một số nơi do ảnh hưởng từ văn hoá của Nho giáo Khổng Tử nên mới có tục lệ thờ cúng này. ngoài Bắc Đền thờ Đức Thánh Trần quá là nhiều luôn ấy. còn một số nơi họ lý luận rằng tương truyền Quan Vũ đã hiển linh và quy y nhà Phật, được xem như một Hộ Pháp nên được thờ trong Chùa. (thật ra có thể là một cách đánh tráo khái niệm của Trung Quốc thôi, chứ làm sao mà một người được đứng vào hàng Hộ Pháp, Quan Vũ trong Tam Quốc Chí chỉ là kẻ võ biền chứ có Đạo Hạnh tu hành gì đâu)

Chùa thì hiển nhiên không thờ Đức Thánh vì chùa dành cho đám sư với sãi, lên đấy chỉ có thờ phật ăn oản thôi.

Miếu thì gắn với làng, để thờ các vị Thành Hoàng, Thành Hoàng là ai? Là những bậc tiên hiền có công có sức góp cho làng, kiến tạo nên tương lai vinh diệu cho con cháu, vì vậy rất bình thường nếu mỗi Miếu thờ những bậc tiên hiền khác nhau.

Đền thì lớn hơn miếu, để thờ các vị Thần Thánh được tôn vinh qua lịch sử hoặc những con người ở tầm cao hơn Thành Hoàng gắn với non sông đất nước, để kỉ niệm các vị thần thánh ấy, nhân dân tôn vinh họ ở những địa danh nơi gắn với cuộc đời và công tích vĩ đại của họ. Như Đức Thánh Trần Hưng Đạo là đền Trần Thương, nơi quân Trần có kho lương, đền Vạn Kiếp, nơi đất phong của ông... Nói chung không phải tự nhiên nhân dân lập Đền thờ, và cũng không phải nơi nào cũng lập được.

Điểm chung của văn hóa Đền Miếu Việt Nam là gì? Đó là các bậc Thần Thánh " bản địa" đều là những người thật việc thật, thành Thần Thánh là vì sự cống hiến vĩ đại cho nhân dân, cho đất nước, đó cũng là đề cao tinh thần tận hiến vì tương lai, là nét đẹp trong văn hóa con người Việt chúng ta. Chúng ta rất ít thờ những bậc thần tiên trên trời như Trung Quốc, thờ Phật nhưng cũng chẳng theo Phật nghiêm túc, thứ người Việt tìm đến ở Phật giáo là phương pháp làm tâm bình an, giáo lý sống tốt đời đẹp đạo, chứ không thật sự như các nước Đông Nam Á khác như Myanmar, Campuchia hay Thái Lan là đi thờ phật vì ông Phật.

Do xưa giặc tàu xâm lược nước mình lo sợ giặc tàn ác phá Đền phá Chùa nên các Đền Miếu Chùa ở VN mới thờ Quan Quân, lính giặc vào thấy tượng Quan Quân thì sẽ không dám phá Đền Chùa. Riết sau này thành thói quen trong phong tục tín ngưỡng. Khi chúng ta coi Tam Quốc, do La Quán Trung viết có phần tâng bốc bên nhà Lưu Bị nên chúng ta thường bị tập trung và ấn tượng tốt đẹp vào các nhân vật bên quân sự như Khổng Minh, Quan Vân Trương... Nhưng để xét công bằng thì bên Tào Ngụy các Quan có phần giỏi và đồng đều hơn,đó lí do tại sao nhà Tào nhân dân luôn ấm no, không lo thiếu cơm ăn áo mặc...Nên xét trên phương diện Kinh bang tế thế thì Tào Tháo giỏi hơn nhiều so với Lưu Bị (Đây là ý kiến và những gì cá nhân mình từng nghe kể lại được)