Tại sao Đệ Nhất Cộng Hòa thất bại???
Bản ghi nhớ của cựu cố vấn chính trị đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Joseph A. Mendenhall trình lên phụ tá thứ trưởng ngoại giao đặc trách viễn đông Edward E. Rice về nguy cơ thất bại của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa (Ngô Đình Diệm) và đề xuất "thay thế" gia đình họ Ngô.
Ngày 16/8/1962
(tức là trước cả biến cố Phật Giáo hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu)
Tại sao chúng ta thua???
I.Yếu Tố Căn Bản.
Tổng Thống Diệm và những nhược điểm của ông ta tiêu biểu cho lý do nền tảng của khuynh hướng chống lại chúng ta trong cuộc chiến này. Trong hoàn cảnh hiện nay, phẩm chất xuất sắc của ông về sự thông minh và can đảm đã bị đè bẹp bởi 2 nhược điểm lớn:
a) kém hiệu quả về mặt tổ chức trong chính phủ gây ra từ việc ông có tính bất quyết, từ chối trao quyền cho nhân viên thực hiện, thiếu chuỗi quyền lực (hàng dọc), không chịu nhận lỗi, không tin người khác.
b) ông không có khả năng huy động quần chúng hỗ trợ, vì yếu kém trong vai trò một chính trị gia.
Để chiến thắng Cộng sản, chính phủ Nam Việt Nam phải có hiệu quả hoặc là đựợc quần chúng ủng hộ, nhưng chính phủ của Tổng Thống Diệm không có đựợc điểm nào như thế. Ai cũng biết rằng cần phải có ủng hộ từ người dân, chúng ta mới thắng nổi cuộc chiến. Bởi vì chính phủ Nam Việt Nam hiện nay không được dân ủng hộ, nên không có đủ tin tình báo từ dân chúng để đánh bại Việt Cộng, và kẻ thù vẫn tiếp tục duy trì được sức mạnh xuyên qua việc tuyển mộ từ người dân.
Để phá vỡ vòng tròn khắc nghiệt này, VNCH phải tìm được ủng hộ từ dân làng bằng cách cho họ sự bảo vệ thích nghi và giúp họ cải thiện mức sống. Chương trình ấp chiến lược này lập ra để làm như thế, nhưng chính phủ ông Diệm không tổ chức hiệu quả và phương pháp chính trị yếu kém chỉ có được một chút hứa hẹn rằng chương trình sẽ thực hiện hiệu quả bởi chính phủ của ông.
Bất kể Hoa Kỳ thường xuyên hối thúc nhiều tháng qua, đã không có ưu tiên thực sự nào cho việc thiết lập các ấp chiến lược được đưa ra, và việc phân phối thiếu hệ thống các nguồn tài nguyên quân sự và dân sự nhằm hỗ trợ chương trình.
Thay vào đó, các quan chức đang thúc đẩy mọi nơi cùng một lúc, nhằm hoàn tất số liệu cần thiết để làm hài lòng áp lực từ Sài Gòn, bất kể là về hầu hết các phương diện quan trọng, nhiều ngôi làng này – có lẽ nên nói là hàng loạt ngôi làng này – không thích nghi để đạt mục tiêu của họ và dân chúng thường bị cưỡng ép lao động vô ích.
Phương pháp chính trị áp dụng theo chỉ thị của ông Nhu tại các ấp chiến lược (lập các tổ chức quần chúng và dựa vào "tự lực", tức là lao động cƣỡng ép) nhiều phần thường là mất lòng dân, hơn là được lòng dân, và việc bầu cử các quan chức ấp chiến lược bằng phiếu bầu bí mật trong bầu không khí ở VN chỉ là trò gian lận thôi.
Thành tố xã hội và kinh tế của chương trình "quan yếu để được ủng hộ tích cực từ dân" tới giờ vẫn hầu như không được chính phủ ông Diệm chú trọng, chỉ trừ trong vài ấp chiến lược kiểu mẫu, và trong hai vùng mà chúng ta đã tảo thanh và bình định, nơi chúng ta hợp tác cận kề với người Việt.
Tất cả những lý do đó là cơ nguy nghiêm trọng đang làm hỏng chương trình ấp chiến lược, dưới mắt của mọi người. Không có cơ may nào thay đổi phương pháp chính trị của ông Diệm và Nhu, hay phương pháp tổ chức và quản trị công quyền của họ. Ông Diệm đã quá già, và dính cứng vào kiểu quan triều phong kiến. Cả ông và Nhu đều tin rằng họ hiểu Việt Nam nhiều hơn bất kỳ ai khác, và do vậy chỉ thỉnh thoảng mới nghe lời khuyên. Cả hai người đều không tin cậy bất kỳ ai ngoài gia đình của họ tới nổi họ hoàn toàn không muốn thay đổi phương pháp quản trị chính phủ bằng cách ―chia để trị
II. Kết luận và Khuyến nghị
Kết Luận: Rằng chúng ta không thể thắng cuộc chiến này với các phương pháp Diệm-Nhu, và chúng ta lại không thể thay đổi các phương pháp này, bất kể bao nhiêu áp lực chúng ta thúc đẩy họ.
Khuyến Nghị: Loại trừ ông Diệm
Giải pháp khác thay thế:(tóm tắt)
1.Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ và Tướng Dương Văn Minh
2.Tướng Lê Văn Kim và Tướng Dương Văn Minh
3.Trần Quốc Bửu. Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Công Nhân Thiên Chúa Giáo
Các rủi ro đối chiếu:
Các rủi ro trong việc chuyển từ Diệm sang một giải pháp thay thế sẽ là lớn, vì quân Cộng sản có thể mạnh hơn trong lúc rối loạn (đặc biệt nếu khủng hoảng kéo dài). Nhưng điều này có thể ngăn cản, ít nhất là một phần, bằng cách để quân Mỹ can thiệp tạm thời trong khi khủng hoảng để không cho Việt Cộng chiếm các thị trấn. Cũng có rủi ro đảo chánh thất bại, với ảnh hưởng xấu trong quan hệ tương lai của chúng ta với Diệm. Nhưng ông Diệm không có chỗ nào để dựa, chỉ trừ tìm Mỹ để hỗ trợ.
Và rủi ro tràn ngập cần thấy là: phần chắc là sẽ mất Việt Nam vào tay Cộng sản nếu chúng ta gắn bó với ông Diệm.
................................................
Nguồn tài liệu: Hồ Sơ Mật 1963 - từ các nguồn tài liệu chính phủ Mỹ (Nhóm Thiện Pháp thực hiện - NXB Thiện Tri Thức) có ảnh chụp tài liệu gốc đối chiếu
Hoàng Vũ Anh