Tại sao đạo Thiên Chúa không vào Chùa lễ Đức Phật và tại sao Phật tử không được vào trong nhà thờ dâng hương cho Thiên Chúa?

  1. Tâm linh

  2. Tôn giáo

Hừmm..!

Tại sao?

Đạo Kito giáo không được vào Chùa Lễ Phật? Tại sao đạo Phật không được vào Nhà Thờ dâng hương cho Chúa?

AI NÓI VỚI MẤY NGưỜI NHƯ VẬY VẬY?

Từ khóa: 

thiên chúa giáo

,

phật giáo

,

tâm linh

,

tôn giáo

Theo mình đạo là con đường, còn tôn giáo được thế hệ sau xây dựng lên nhằm mục đích chính là thâu tóm quyền lực nhiều hơn là việc dẫn dắt người khác đi đúng con đường.
Nếu chúng ta còn giao phó sự tự do của mình cho một vị thần thì chúng ta k xứng đáng có được sự tự do trong tâm trí, giác ngộ cần phải được hiểu đơn giản. Đức Phật và Chúa Giê su là các vị thầy dẫn dắt, như những cuốn sách có văn phong khác nhau vậy, cùng là ngón tay chỉ trăng, người đứng hướng này kẻ đứng hướng khác chỉ. Người nhìn thấy trăng thì giác ngộ, người nhìn cánh tay thì ra tôn giáo, vậy thôi.
Trả lời
Theo mình đạo là con đường, còn tôn giáo được thế hệ sau xây dựng lên nhằm mục đích chính là thâu tóm quyền lực nhiều hơn là việc dẫn dắt người khác đi đúng con đường.
Nếu chúng ta còn giao phó sự tự do của mình cho một vị thần thì chúng ta k xứng đáng có được sự tự do trong tâm trí, giác ngộ cần phải được hiểu đơn giản. Đức Phật và Chúa Giê su là các vị thầy dẫn dắt, như những cuốn sách có văn phong khác nhau vậy, cùng là ngón tay chỉ trăng, người đứng hướng này kẻ đứng hướng khác chỉ. Người nhìn thấy trăng thì giác ngộ, người nhìn cánh tay thì ra tôn giáo, vậy thôi.

Mình đạo Thiên Chúa và có dịp ghé vào chùa thì mình vẫn thắp nhang vì đơn giản là mình thành tâm trân trọng Đức Phật chứ cũng không nhằm mục đích nào khác cả, mình không cầu nguyện điều gì khi thắp nhang hết.

Ông bà cha mẹ gia đình mình cũng không cấm mình đi chùa hay thắp nhang cho Đức Phật. Còn đi nhà thờ, người đạo Phật vẫn tham gia như người đạo Thiên Chúa nhưng có 1 số điều (như rước lễ, xưng tội...) là không được thôi. 

Phàm là con đường đi đến giác ngộ. Đạo là con đường. Con đường đi chia ra nhiều ngã khác nhau nhưng củng đều hướng cái tâm về Chân Thiện Nhẫn. Tôi là con Thiên Chúa, nhưng tôi thấy Phật tôi vẫn phải cúi mình thấp xuống, vậy là có tội à? Không bao giờ và không có ai trách phạt cái sự nghiêm minh lễ nghĩa cả. Chỉ cần Tâm bạn Thiện bạn ắt sẽ có Tâm đẹp để hưởng sau khi bạn thoát tục.

Câu hỏi về một biểu hiện bề ngoài, nhưng thực tế nó đụng chạm đến cốt lõi của các tôn giáo. Có thể phân chia các tôn giáo theo thành các nhóm thuyết:

Hữu thần luận:

  • Thuyết độc thần: Ở phương Tây, kinh thánh của Hebrew là nguồn gốc kiến thức chủ yếu của thuyết độc thần giáo. Trước thời điểm ra đời của Chúa, thì phương Tây đã tồn tại rất nhiều nền văn minh, và các tôn giáo khác nhau, thờ rất nhiều các vị thần khác nhau, chứ chưa ai tin vào giả thiết chỉ có một vị Thiên Chúa duy nhất. Còn theo Sáng thế ký thì đức Thiên Chúa là duy nhất, là toàn năng, là người sáng tạo tất cả, là không còn gì trước đó. Hiện nay Thiên Chúa có các dòng nổi tiếng là: Do Thái giáo (độc thần duy nhất thờ 1 vị Thiên Chúa duy nhất), Cơ đốc giáo (Một Thiên chúa 3 ngôi: Chúa cha, chúa con, chúa Thánh thần), và Hồi giáo (Đức Allah toàn năng và tiên tri Muhamad)

https://cdn.noron.vn/2022/11/15/68308102943667669-1668488543.png

  • Thuyết đa thần: Hầu hết các tôn giáo của các quốc gia cổ đại đều là thuyết đa thần. Từ Ấn độ giáo, Nhật bản giáo, Ai cập giáo... Tín ngưỡng dân gian, đạo phụ mẫu của Việt Nam cũng thuộc đa thần. Thuyết đa thần rất phổ biến và có từ rất sớm. Khi Phật giáo xuất hiện và truyền bá rộng ra các quốc gia xung quanh thì đã được cải biên dần để phù hợp với thuyết đa thần.

Vô thần luận:

  • Duy vật vô thần luận: Cho rằng không có thế giới tinh thần, không có ma quỷ. Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Karl Marx, chủ nghĩa Cộng sản thuộc duy vật vô thần luận.
  • Vô thần luận Phật giáo: Phật giáo cho rằng có ma quỷ, có thế giới tinh thần, có thần này thần kia, nhưng thần cũng chỉ là một loại chúng sinh mà thôi, bình đẳng với nhau về bản chất, chỉ khác nhân duyên, chỉ là đang tu luyện ở các tầng thứ khác nhau. Gọi họ là thần cũng được mà gọi là chúng sinh cũng được. Đạo phật nguyên thủy thì không có thờ Phật, cũng không thờ ai cả, mỗi người phải tự tu luyện để giác ngộ và giải thoát.

Vì vậy, các tôn giáo theo thuyết độc thần thường cực đoan hơn, phủ định tất cả thần của các tôn giáo khác, phủ định tất cả các tôn giáo khác. Tuy cùng một gốc, cùng lấy Kinh thánh làm nền tảng giáo lý nhưng các tôn giáo trong độc thần giáo cũng tìm cách phủ định lẫn nhau. Đó là lý do mà người theo đạo Thiên Chúa thì không thờ Phật.

Ở Việt Nam có đạo Cao đài thờ Phật Thích Ca, chúa Jesus, Khổng Tử, Lão Tử, Phật Bà Quan Âm, Victo Huygo, Nguyễn Bỉnh Khiêm... nói chung là mix đủ các tôn giáo lại với nhau.

Nếu mình không nhầm thì trong Kinh Thánh có một khúc nào đó nói về vấn đề người tin Chúa không được thờ thần khác. Có thể tín đồ Thiên Chúa cho họ cho rằng việc thắp nhang trong chùa, ăn đồ cúng hay thể hiện sự thành tâm khi vào chùa là thể hiện cho việc thờ nhiều thần nên cấm chăng?

Chứ còn với Đạo Phật thì mình không thấy có điều nào cấm vào nhà thờ Chúa cả. Chắc là họ không làm vì không quen thôi. 

2 tôn giáo tôn trọng nhau và đều hoan nghênh nhau ghé thăm và trải nghiệm. Cũng không ai cấm 1 người có nhiều tôn giáo, quan trọng theo là phải tin, tin là phải thực thi.

NHiều người đạo Thiên Chúa vẫn viếng chùa, nhiều Phật tử vẫn ghé nhà thờ chiêm ngưỡng. Trong đó có mình. Không luật nào cấm. Riêng Hồi giáo, mình k lạm bàn.

Trưởng giả Tu Đạt nói: “Tôi chỉ đang nghĩ xem nên lấy số vàng còn thiếu này từ kho nào cho thuận tiện đó thôi. Ban đầu thái tử Kỳ Đà vẫn tưởng có thể làm cho trưởng giả Tu Đạt phải thối chí trước một giá bán quá cao như thế, không ngờ ông này chẳng tiếc gì số vàng lớn, vẫn quyết tâm mua cho bằng được khu đất. Thái tử lấy làm tò mò, liền gạn hỏi nguyên do mua đất. Trưởng giả Tu Đạt mới thật lòng đem dự tính xây dựng tịnh xá cúng dường đức Phật và chư tăng mà nói cho thái tử nghe. 

Thái tử không khỏi lấy làm cảm động trước tín tâm chân thành của vị trưởng giả Tu Đạt liền hỏi tiếp: “Đức Phật là người như thế nào mà ông đối với ngài nhiệt tâm và thành tín đến thế?” Trưởng giả Tu Đạt liền kể lại việc mình được gặp Phật tại thành Vương Xá và được nghe giáo pháp giải thoát của ngài như thế nào.

Thái tử nghe xong cũng sinh lòng hoan hỷ, rất mong muốn chính bản thân mình sẽ được gặp Phật. Thái tử liền nói: “Số vàng còn thiếu ông không cần phải chở đến nữa, xem như tôi cúng dường số vàng ấy vào việc xây dựng tinh xá. Ngoài ra, đất đai thì xem như bây giờ đã là của ông, nhưng cây cỏ hoa lá trong vườn thì tôi chưa hề bán.

Vậy nay tôi cũng xin tự nguyện cúng dường tất cả cây cối trong vườn này để góp phần làm chỗ cho đức Phật và chư tăng an trú”. Trưởng giả Tu Đạt thấy thái tử Kỳ Đà phát khởi lòng tin như thế thì rất vui. Từ đó cả hai đều hết sức hân hoan, cùng nhau đốc thúc việc xây dựng và chờ đợi ngày đức Phật tới.

Khi tịnh xá vừa xây xong, trưởng giả Tu Đạt lập tức nghênh thỉnh đức Phật và chư tăng về. Bởi vì tịnh xá này là do trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường khu đất và thái tử Kỳ Đà cúng dường vườn cây, nên người thời bấy giờ gọi tên tịnh xá này là “Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên” nghĩa là vườn của ông Cấp Cô Độc, cây của thái tử Kỳ Đà.

CẬP NHẬT: Câu hỏi gốc của bạn đã bị đổi từ ngữ. Nên ý trả lời dưới đây của mình không còn sát. Tuy vậy, mình vẫn để y nguyên câu trả lời gốc cho câu hỏi gốc của bạn:

Có bạn "Người ẩn danh" đã nói lên được mấu chốt gây nên thắc mắc, đó chính là khái niệm "thờ phượng".

Người đạo Phật vẫn nói có thờ Phật (nhưng Phật đâu muốn người ta thờ mình), thờ ông bà (dù ông bà không phải thần thánh), hay các thần thánh khác của tín ngưỡng dân gian Trung Hoa (không phải của Phật giáo gốc). Nhưng vấn đề là cái hiểu "thờ" là như thế nào khác nhau. Ví dụ nếu để người theo Phật giáo giải thích thờ ông bà là như thế nào, người Thiên Chúa giáo sẽ không đồng ý đó gọi là "thờ"; đơn giản tại cách hiểu "thờ phượng" khác nhau. Trở lại câu hỏi, Phật giáo không cấm cản thờ phượng các "thần linh" nào, vì thế người đạo Phật không bị cấm làm điều đó. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng, Phật giáo không phải là một tôn giáo (mà là một lối sống). Vì thế, người đạo Phật có thể lựa chọn thờ thần linh khác.

Trong quan điểm của Thiên Chúa giáo, Thiên Chúa là Đấng tối cao, chính vì thế đó là đấng duy nhất được "thờ phượng". Vì thế người ta xếp đây là tôn giáo độc thần. Tất cả những thánh, thiên thần, hay tổ tiên thì được tôn kính, nhưng không phải thờ phượng. Ví dụ có bất kì vị thánh nào đó làm được phép lạ, thì đó là từ Đấng toàn năng (Pantokrátor), chứ không phải tự do vị thánh đó. Tóm lại, người Thiên Chúa giáo không thờ ai khác, nhưng vào chùa với mong muốn tìm hiểu trong tôn trọng thì không vấn đề gì.

Bắt nguồn từ sự tôn trọng thành kính và quan niệm của cá nhân hoặc cả một hệ thống lí luận mà tổ chức đó nhắc đến để làm nền tảng,. 
Nếu bạn cho bạn là duy nhất thì không nhất thiết bạn thành kính ai, nhưng đó là quan điểm sai lầm một bộ phận nào đó.
Chân lý luôn là chân lý làm lành chánh dữ, tôn kính không tôn xùng thì vận vật hữu duyên tùy tâm mà gặp mà đến.

này thì tùy mỗi người thôi. mình theo đạo phật nhưng mà vẫn đi nhà thờ như bình thường, kiểu đi lễ cho biết như thế nào. cũng làm lễ, quỳ lạy, đọc kinh chứ không có gì nổi bật. tuần nào cũng đi như vậy thì chỉ có những con chiên ngoan đạo thôi.

còn người bên đạo chắc không đi chùa đâu, vì chúa của họ là nhất.

mình thích người bên đạo (bởi những người bạn bên đạo của mình đều rất tử tế, đàng hoàng) nhưng mình không thích Thiên Chúa giáo. Sự ép buộc, bắt người khác phải theo đạo rồi mới được kết hôn khiến mình thấy thiếu thiện cảm.

Những đạo khác đều có thể tự do kết hôn với người đạo khác thì đạo Thiên Chúa không cho phép điều đó.