Tại sao đa số lao động phi chính thức không đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện mặc dù chương trình này đã tồn tại hơn 10 năm?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

lao động phi chính thức

,

bảo hiểm xã hội

,

xã hội

Tôi nghĩ có 2 vấn đề liên quan:

Một là, đóng để làm gì? Bảo hiểm xã hội thông thường được hiểu là "dùng cho khi thất nghiệp" hoặc "dùng khi về già", và nó đóng để được đầu tư và sinh lợi. Tuy nhiên, một vấn đề nghiêm trọng xảy ra ở VN là việc đầu tư của nó diễn ra như thế nào, đầu tư vào đâu và có sinh lời hay không thì là một "bí mật quốc gia". Bởi thế những ai yêu cầu quỹ BHXH minh bạch đều được tặng lịch để ngồi đếm trong nhà đá. Chính vì không rõ việc đóng vào có lợi ích cho bản thân hay không nên người lao động sẽ tìm cách tránh nó càng nhiều càng tốt.

Hai là, bảo hiểm xã hội thông thường là do doanh nghiệp đóng thêm, bên cạnh tiền lương đã thỏa thuận, như vậy nếu có đóng thì lương thực nhận của nhân viên sẽ giảm một xíu, đồng thời tổng số tiền chi trả cho một nhân viên cũng cao thêm (do bổ sung thêm số tiền doanh nghiệp đóng BHXH). Như vậy cả 2 đầu đều bất lợi. Nếu người lao động không mặn mà mà doanh nghiệp có thể tránh được thì họ sẽ tránh, để đôi bên cùng có lợi. Đưa con số vào cho dễ tính: Giả sử lương thỏa thuận là 10 đồng, lấy 1 đồng đóng BHXH, sau đó doanh nghiệp trích 1 đồng đóng BHXH, còn thuế ăn 3 đống. Như vậy doanh nghiệp bỏ ra 11 đồng, và nhân viên nhận 7 đồng (2 đồng đóng thuế và 2 đồng đóng BHXH). Giờ 2 bên thỏa thuận, chỉ đóng thuế mà thôi. Như vậy doanh nghiệp bỏ ra 10 đồng (thay vì 11 đồng), nhân viên nhận 8 đồng (thay vì 7 đồng).

Tóm lại, người lao động cần được nhìn thấy số tiền trong quỹ BHXH đi về đâu mới có thể có động lực đóng BHXH, và khi tất cả người lao động đều cần thì doanh nghiệp không thể có con đường nào khác là phải đóng. Còn nếu vẫn muốn giữ chuyện đó là "bí mật quốc gia" và tiếp tục bỏ tù những người kêu gọi minh bạch quỹ BHXH thì xã hội sẽ còn nhiều người không muốn đóng BHXH.

Tái bút: Nếu không đóng BHXH, họ có thể chuyển qua đóng bảo hiểm nhân thọ hoặc đầu tư, như vậy kiếm lời tốt hơn và về già vẫn có nhiều tiền để tiêu xài. Tín đồ bảo hiểm như

Toan Huynh
có thể sẽ hướng dẫn vài dòng.

Trả lời

Tôi nghĩ có 2 vấn đề liên quan:

Một là, đóng để làm gì? Bảo hiểm xã hội thông thường được hiểu là "dùng cho khi thất nghiệp" hoặc "dùng khi về già", và nó đóng để được đầu tư và sinh lợi. Tuy nhiên, một vấn đề nghiêm trọng xảy ra ở VN là việc đầu tư của nó diễn ra như thế nào, đầu tư vào đâu và có sinh lời hay không thì là một "bí mật quốc gia". Bởi thế những ai yêu cầu quỹ BHXH minh bạch đều được tặng lịch để ngồi đếm trong nhà đá. Chính vì không rõ việc đóng vào có lợi ích cho bản thân hay không nên người lao động sẽ tìm cách tránh nó càng nhiều càng tốt.

Hai là, bảo hiểm xã hội thông thường là do doanh nghiệp đóng thêm, bên cạnh tiền lương đã thỏa thuận, như vậy nếu có đóng thì lương thực nhận của nhân viên sẽ giảm một xíu, đồng thời tổng số tiền chi trả cho một nhân viên cũng cao thêm (do bổ sung thêm số tiền doanh nghiệp đóng BHXH). Như vậy cả 2 đầu đều bất lợi. Nếu người lao động không mặn mà mà doanh nghiệp có thể tránh được thì họ sẽ tránh, để đôi bên cùng có lợi. Đưa con số vào cho dễ tính: Giả sử lương thỏa thuận là 10 đồng, lấy 1 đồng đóng BHXH, sau đó doanh nghiệp trích 1 đồng đóng BHXH, còn thuế ăn 3 đống. Như vậy doanh nghiệp bỏ ra 11 đồng, và nhân viên nhận 7 đồng (2 đồng đóng thuế và 2 đồng đóng BHXH). Giờ 2 bên thỏa thuận, chỉ đóng thuế mà thôi. Như vậy doanh nghiệp bỏ ra 10 đồng (thay vì 11 đồng), nhân viên nhận 8 đồng (thay vì 7 đồng).

Tóm lại, người lao động cần được nhìn thấy số tiền trong quỹ BHXH đi về đâu mới có thể có động lực đóng BHXH, và khi tất cả người lao động đều cần thì doanh nghiệp không thể có con đường nào khác là phải đóng. Còn nếu vẫn muốn giữ chuyện đó là "bí mật quốc gia" và tiếp tục bỏ tù những người kêu gọi minh bạch quỹ BHXH thì xã hội sẽ còn nhiều người không muốn đóng BHXH.

Tái bút: Nếu không đóng BHXH, họ có thể chuyển qua đóng bảo hiểm nhân thọ hoặc đầu tư, như vậy kiếm lời tốt hơn và về già vẫn có nhiều tiền để tiêu xài. Tín đồ bảo hiểm như

Toan Huynh
có thể sẽ hướng dẫn vài dòng.

tôi không đóng vì làm nhiều dự án quá, chồng chéo và thường kết thúc từ 6 tháng tới 1 năm. Chưa kể dính tới hcns lại nhức đầu nên làm dự án nào mà có cơ cấu nhân sự lương cứng là cứ làm giấy tự nguyện không nhận bh cho xong:v

https://cdn.noron.vn/2022/02/28/9179251371397759-1645984703_1024.png
Mình từng hỏi nhiều người lao động tự do câu hỏi này và câu trả lời mình nhận được khá đa dạng nhưng mình chia ra hai nhóm lý do chính tương ứng với hai nhóm lao động phi chính thức. 
Thứ nhất: với nhóm kinh doanh, buôn bán tự do (không phải doanh nhân) như bán hàng online, đầu tư, đi buôn, v.v: nhóm này thu nhập không thấp, họ có khả năng chi trả cho bảo hiểm xã hội nhưng họ không mua vì một số lý do sau: không biết cách để mua bảo hiểm xã hội; việc mua bảo hiểm xã hội hiện nay phức tạp và không thuận tiện; không có niềm tin vào bảo hiểm xã hội và lợi ích nhận được; nhận thấy lợi ích nhận được từ bảo hiểm xã hội thấp hơn các loại bảo hiểm khác như bảo hiểm nhân thọ. 
Thứ hai: nhóm lao động tự do như bán hàng rong, cửu vạn, xây dựng, v.v: Chi phí bỏ ra cho bảo hiểm xã hội lớn so với thu nhập, kể cả đóng theo mức lương tối thiểu vùng. Việc đóng một khoản tiền bằng 22% mức thu nhập hàng tháng với những lợi ích lâu dài và vĩ mô không quan trọng với họ bằng việc lo đủ bữa ăn trước mắt và không thâm hụt một đồng vào thu nhập họ kiếm được. Cùng với đó là các lý do tương tự như nhóm 1.
Tóm lại, bảo hiểm xã hội là một chế độ tốt, nhưng cái tốt đôi khi cần khớp với mong muốn và nhu cầu hiện tại của người dân chứ không phải cứ rêu rao nó tốt và đưa ra một đống lợi ích người ta khó nhìn thấy ngay là được.