Tại sao cuộc kháng chiến chống Pháp 1858-1884 thất bại?

  1. Lịch sử

Từ khóa: 

lịch sử

- Ngay từ đầu Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, thiên về chủ hoà, không biết dựa vào nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù.

- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nổ ra sôi nổi mạnh mẽ, tinh thần đấu tranh kiên cường nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ bị thực dân Pháp từng bước đàn áp.

- Tương quan so sánh lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn ta về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

Trả lời

- Ngay từ đầu Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, thiên về chủ hoà, không biết dựa vào nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù.

- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nổ ra sôi nổi mạnh mẽ, tinh thần đấu tranh kiên cường nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ bị thực dân Pháp từng bước đàn áp.

- Tương quan so sánh lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn ta về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

Đây là một trong những câu hỏi khá phổ biến trong chương trình giáo dục phổ thông nên dĩ nhiên cũng có câu trả lời tiêu chuẩn cho nó rồi, dưới đây là 1 số ý kiến theo góc nhìn cá nhân của tôi .

Nguyên nhân thất bại là trách nhiệm của chung toàn thể dân tộc Việt Nam, chứ k riêng j nhà Nguyễn, dĩ nhiên đứa nào to nhất thì phải xét sau:

Về phần nhà Nguyễn gồm: khủng hoảng về chính trị, trang bị quân đội yếu thiếu thậm chí thua xa thời Gia Long, đội ngũ chủ hòa lấn át, khi đánh nhau thì k có được chiến thuật tác chiến hiện đại dẫn đến thua thiệt, khi đàm phán thì không giữ lấy căn cơ , ảo tưởng, hết sức nhún nhường tạo đà cho quân xâm lược từ từ bình định Việt Nam

Về nhân dân: sách sử đặc biệt là sách giáo khoa thường nhấn mạnh về lòng yêu nước của nhân dân, quyết tâm chống giặc nhưng bị triều đình ngăn trở, điều đó đúng, nhân dân ở Gia Định dưới lá cờ của Trương Định, quân dân hà Nội dưới lá cờ Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu đều là những đoàn thể ưu tú cho công cuộc kháng chiến của dân tộc.. Tuy nhiên các lực lượng này về cơ bản đều có sự công nhận và hỗ trợ của triều đinh dù hạn chế hay nhiều phần và xen giữa ánh sáng luôn có bóng tối.

Ai có tìm hiểu về lịch sử Việt Nam đời mạt Trịnh đến nhà Nguyễn sẽ thấy rằng đến thời nhà Nguyễn sau khi vua Gia Long , đất nước Việt Nam được thống nhât một dải từ Ai Nam quan đến mũi Cà Mau, nhưng đó chỉ là về lãnh thổ, trên góc độ tư tưởng vẫn có những sự đứt gãy phân rõ rệt của 3 vương quốc Đại Việt, Quảng Nam quốc, xứ Nông Nại mà từ đó tạo nên những bè lũ phản loạn của những kẻ tàn dư nhà Lê Trịnh ở Bắc Hà, tàn dư Chiêm Thành, Tây Sơn ở Quy Nhơn .... Độ tàn dư Chiêm Thành đã bị hốt trọn ổ kèo Lê Văn Khôi, nhưng tàn dư nhà Lê thì vẫn trường tồn. Trong 2 lầ thực dân Pháp tiến đánh Hà Nội, đây luôn là lực lượng đắc lực với hàng ngàn tên ở trong thành làm lực lượng quấy rối hậu cần, phá kho thuốc đạn của quân triều đình, khiến kèo bác Hoàng Diệu đang cân bốc chốc lệch luôn, không cứu nổi .

Về trang bị: so kèo này ta thua chắc, ta toàn bộ là gươm giáo, chỉ có 1 số rất ít khoảng 5% được trang bị súng hỏa mai cổ lỗ đời Gia Long, pháo ta thì lâu ngày mắc bệnh phù thũng, giật 100 khẩu còn phải cúng xôi mới nổ 10 ông, còn trúng đích hay không thì chịu, trang bị quân pháp thì nào là súng trường rãnh xoáy tiên tiến, đại bác nạp hậu, súng máy, tàu chiến. Nhìn sơ đã biết kèo lệch rồi

Nếu xét về mặt tư tưởng, thì tình hình nước ta lúc bấy giờ về cơ bản là không có có hội
Trong khi Pháp là quốc gia đầu tiên trên thế giới xuất hiện chủ nghĩa Quốc gia dân tộc (nationalism) đúng nghĩa nên có thể dễ dàng huy động nguồn lực của toàn quốc gia họ cho một mục tiêu cụ thể dưới danh nghĩa "vì Mẫu Quốc"; thì An Nam lúc bấy giờ mới chỉ xuất hiện tư tưởng dân tộc bộ lạc (tribalism) điều đó dẫn tới việc chúng ta chỉ có thể huy động từng phần sức mạng của từng nhóm cá nhân. 
Điều này càng trở nên tồi tệ hơn, khi mà dưới sự cai trị của nhà Nguyễn, vết thương từ hơn 200 năm nội chiến không những không được chữa lành, mà còn trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn: hàng trăm cuộc khởi nghĩa nổ ra từ bắc tới nam bởi các thế lực thổ hào địa phương; kinh tế, thủ công nghiệp,... xuống dốc.
Những điều trên đã dẫn tới sự suy yếu nghiêm trọng về quân sự. Cần phải lưu ý rằng: đến trước Chiến tranh thế giới thứ I, chiến tranh về căn bản vẫn là cuộc đối đầu về sĩ khí. Một đội quân sĩ khí cao dù trang bị yếu kém vẫn có thể dễ dàng nghiền nát một đội quân trang bị tốt nhưng sĩ khí yếu.
Mà cả sĩ khí lẫn trang bị thì chúng ta đều thua hoàn toàn. Về trang bị, người Pháp vượt trội hoàn toàn về vũ khí là điều khỏi phải bàn. Về sĩ khí, việc hình thành tư tưởng quốc gia dân tộc không chỉ biến binh lính Pháp trở thành "một lũ điên liều chết" như người Anh thường nói. Nó còn giúp người Pháp đạt đến cấp độ thứ 3 của chiến tranh: chiến dịch.
Nhờ đạt đến cấp độ này, người Pháp có thể dễ dàng triển khai liên tục những đội quân lớn với sĩ khí ngút trời, tinh thần chiến đấu càng lúc càng cao.
Trong khi đó, chúng ta lúc đó vẫn mới chỉ dừng lại ở cấp độ chiến lược. Điều đó dẫn tới việc "trọng tâm sức mạnh" (center of gravity) của chúng ta chỉ tập trung ở một vài đội quân chủ lực. Và khi những đội quân đó bị huỷ diệt (trận Chí Hoà) thì toàn bộ quân đội sẽ nhanh chóng tan rã và mất gần như toàn bộ khả năng tiến hành chiến tranh. 
Để giải quyết vấn đề này, việc xây dựng những đội nghĩa binh được thành lập bởi cựu thần triều đình và thổ hào địa phương để lấp vào chỗ trống của các đội quân chủ lực đã bị tiêu diệt là một giải pháp chữa cháy hiệu quả. Nhưng đáng buồn là với một đội quân đã đạt được đến chiều sâu chiến dịch như người Pháp, thì những đội nghĩa binh mới ở chiều sâu chiến lược về cơ bản là.. không đáng quan tâm. Như trong "Nam Kỳ viễn chinh ký" người Pháp đã nhận xét "quân triều đình là những đối thủ đáng gờm,.. nhưng nghĩa binh gần như không đáng quan tâm"
Đấy là về mặt quân sự, còn về mặt chính trị, việc thiếu chủ nghĩa quốc gia dân tộc, lại thêm ảnh hưởng từ 200 năm nội chiến, khiến người dân không chỉ thiếu một lý do để chiến đấu vì đất nước (chung) mà còn thiếu sự tin tưởng lẫn nhau dẫn tới chia rẽ nội bộ.
Điều này được thể hiện rất rõ qua những hình ảnh người An Nam kéo nhau ra chào đón quân viễn trinh Pháp hay tranh nhau làm culi cho lính Pháp,... xuất hiện trong những miêu tả của người Pháp khi xâm chiếm An Nam. Về cơ bản, người dân do thiếu chủ nghĩa quốc gia dân tộc nên chỉ quan tâm tới "cái niêu cơm" mà cái này thì Pháp làm tốt hơn triều Nguyễn hay các thổ hào địa phương nhiều.
Quan điểm của mình thì giai đoạn trước đó là nội chiến Đàng trong - Đàng ngoài, Trịnh - Nguyễn phân tranh, Triều Nguyễn - Anh em nhà Tây Sơn... Trong khi đất nước láng giềng là Nhật Bản, mặc dù cũng xảy ra nội chiến nhưng lúc cần phát triển, phương Tây hóa thì cả nước họ đã đồng lòng đi lên. Tính ra nước ta có thể nói là kém may mắn hơn Nhật, dù tiềm lực, nhân lực thì mình không thua họ là bao.
Ở những thời khắc quyết định nhất của vận mệnh đất nước thì nước ta lại sa ngã. Mỗi lần nghĩ đến lịch sử của đất nước thì mình thấy đáng tiếc, ngậm ngùi vô cùng. Giá như ta được quay trở lại thế kỷ 18, 19 để 'thay đổi lịch sử' thì có khi vận mệnh đất nước ta đã thay đổi theo chiều hướng khác.