Tại sao cứ phải chia các trường học thành các cấp là mẫu giáo, 1, 2, 3 và đại học?

  1. Giáo dục

Tại sao phải phân chia như vậy cho phức tạp?

Nếu gộp tất cả các cấp bậc vào cùng 1 ngôi trường. Học sinh vẫn có thể thay đổi bạn bè và thầy cô theo từng năm học. Như vậy đỡ phức tạp hơn, nhất là ba cái vụ thi cử, tốt nghiệp này nọ???

Từ khóa: 

giáo dục

,

trường học

,

học sinh

,

học đường

,

giáo dục

Mình nghĩ do mỗi cấp học có 1 đặc thù về nội dung kiến thức riêng. Dạng như cấp 1 là làm quen, cấp 2 là nền tảng cơ bản, cấp 3 là kiến thức đầy đủ và đại học là nghiên cứu chuyên sâu để vận dụng kiến thức vào nghề nghiệp, trên nữa là để đi "dạy đời" :))). Và thi cử tốt nghiệp là việc xác nhận học sinh đã đảm bảo kiến thức nền cho việc tiến lên bậc cao hơn của việc học kiến thức. Có thể thấy qua việc lớp 5 khác lớp 6 như thế nào, mặc dù lớp 6 chỉ mới là bước đệm để lớp 7 bắt đầu học các môn học đc phân chia rõ ràng.

Còn đối với việc gộp thành 1 trường có 3 cấp học, điều này sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Như học sinh ở các độ tuổi quá khác nhau, 1 đứa lớp 1 sẽ chơi cùng sân chơi với 1 đứa lớp 12, nếu bạn là người quản lý, thử hỏi bạn có quây mỗi đứa vào cái lồng như vịt ko, chơi chung rồi va chạm ai chịu trách nhiệm. Thứ đến là như đã nói, kiến thức mỗi cấp học sẽ khác nhau, chung 1 trường thì giáo viên sẽ vẫn phải ở những tổ bộ môn riêng của mỗi cấp học, dẫn đến 1 trường có 2-3 chục tổ, rồi các chức danh liên quan, quản lý. Vì mỗi lứa tuổi có mỗi đặc thù nên ngay cả hiệu phó cũng phải là người có chuyên môn ở 1 cấp chứ ko thể ôm đồm quản lý cả 3 cấp. Số lượng giáo viên, nhân viên cũng sẽ rất lớn, 1 trường cấp 3 đã có đến gần 100 thầy cô chưa kể nhân viên, nhân 3 lên và thêm hệ số 1.3 cho cấp 1 thì bộ máy sẽ cực kỳ to lớn, quản lý sao hết. Chưa nói đến cơ sở vật chất phục vụ cũng to lên trông thấy. Có thể hạn chế bằng cách 1 trường chỉ nhận ít học sinh lại, nhưng kết quả sẽ phải cần nhiều trường hơn. Vậy thì khác gì từng trường, từng cấp riêng biệt, mà lại rối rắm hơn.

Vì vậy, việc phân cấp xem ra có vẻ rườm rà, nhưng nếu gộp lại thì còn rườm rà gấp mấy. Tất nhiên ko thể sánh với các hệ thống giáo dục tư nhân từ nhà trẻ đc vì giáo dục quốc dân thì rẻ hơn nhiều.

Trả lời

Mình nghĩ do mỗi cấp học có 1 đặc thù về nội dung kiến thức riêng. Dạng như cấp 1 là làm quen, cấp 2 là nền tảng cơ bản, cấp 3 là kiến thức đầy đủ và đại học là nghiên cứu chuyên sâu để vận dụng kiến thức vào nghề nghiệp, trên nữa là để đi "dạy đời" :))). Và thi cử tốt nghiệp là việc xác nhận học sinh đã đảm bảo kiến thức nền cho việc tiến lên bậc cao hơn của việc học kiến thức. Có thể thấy qua việc lớp 5 khác lớp 6 như thế nào, mặc dù lớp 6 chỉ mới là bước đệm để lớp 7 bắt đầu học các môn học đc phân chia rõ ràng.

Còn đối với việc gộp thành 1 trường có 3 cấp học, điều này sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Như học sinh ở các độ tuổi quá khác nhau, 1 đứa lớp 1 sẽ chơi cùng sân chơi với 1 đứa lớp 12, nếu bạn là người quản lý, thử hỏi bạn có quây mỗi đứa vào cái lồng như vịt ko, chơi chung rồi va chạm ai chịu trách nhiệm. Thứ đến là như đã nói, kiến thức mỗi cấp học sẽ khác nhau, chung 1 trường thì giáo viên sẽ vẫn phải ở những tổ bộ môn riêng của mỗi cấp học, dẫn đến 1 trường có 2-3 chục tổ, rồi các chức danh liên quan, quản lý. Vì mỗi lứa tuổi có mỗi đặc thù nên ngay cả hiệu phó cũng phải là người có chuyên môn ở 1 cấp chứ ko thể ôm đồm quản lý cả 3 cấp. Số lượng giáo viên, nhân viên cũng sẽ rất lớn, 1 trường cấp 3 đã có đến gần 100 thầy cô chưa kể nhân viên, nhân 3 lên và thêm hệ số 1.3 cho cấp 1 thì bộ máy sẽ cực kỳ to lớn, quản lý sao hết. Chưa nói đến cơ sở vật chất phục vụ cũng to lên trông thấy. Có thể hạn chế bằng cách 1 trường chỉ nhận ít học sinh lại, nhưng kết quả sẽ phải cần nhiều trường hơn. Vậy thì khác gì từng trường, từng cấp riêng biệt, mà lại rối rắm hơn.

Vì vậy, việc phân cấp xem ra có vẻ rườm rà, nhưng nếu gộp lại thì còn rườm rà gấp mấy. Tất nhiên ko thể sánh với các hệ thống giáo dục tư nhân từ nhà trẻ đc vì giáo dục quốc dân thì rẻ hơn nhiều.