Tại sao công tác trị thuỷ hàng ngàn năm nay vẫn là vấn đề lớn của con người?
khoa học
Cuộc chiến sống còn với thiên nhiên chưa bao giờ là đơn giản, tình hình thiên tai bão lũ ngày càng phức tạp. Bạn có thể nhìn đơn cử như Hà Lan, trong nhiều thế kỉ họ phải chống chọi với việc lãnh thổ có hơn nửa bị chìm dưới mực nước biển, xây nhiều hệ thống đê điều vĩ đại, kì công nhưng không bao giờ chủ quan và ngừng cải tiến hệ thống trị thủy. Vì trong tương lai tai họa có thể xảy đến bất ngờ, không gì có thể đảm bảo là lúc nào chúng ta cũng an toàn cả. Đánh "giặc nước" sẽ luôn là mối quan tâm lớn của con người.
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Người ẩn danh
Cuộc chiến sống còn với thiên nhiên chưa bao giờ là đơn giản, tình hình thiên tai bão lũ ngày càng phức tạp. Bạn có thể nhìn đơn cử như Hà Lan, trong nhiều thế kỉ họ phải chống chọi với việc lãnh thổ có hơn nửa bị chìm dưới mực nước biển, xây nhiều hệ thống đê điều vĩ đại, kì công nhưng không bao giờ chủ quan và ngừng cải tiến hệ thống trị thủy. Vì trong tương lai tai họa có thể xảy đến bất ngờ, không gì có thể đảm bảo là lúc nào chúng ta cũng an toàn cả. Đánh "giặc nước" sẽ luôn là mối quan tâm lớn của con người.
Solitary
Vì chúng ta không thể kiểm soát được nước nên chúng ta vẫn cứ muốn làm chủ nó, lửa là một sản phẩm của con người nhưng thuở con người còn chưa sinh ra thì nước đã có rồi.
Nước được ví như mạch nguồn của sự sống, con người thì lại thích làm chủ thế giới này nên buộc phải tìm cách trị thuỷ.
Trên thực tế ta nghĩ là ta đang trị thuỷ nhưng ta đâu có làm được, lũ lụt, sóng thần, thiên tai... mọi thứ có liên quan khá nhiều đến nước.
Người xưa là nương theo con nước để sống nhưng người nay thì ngăn sông, lấn biển, hành động trái với thiên nhiên do đó những gì ta nhận bây giờ thực sự là lời đáp trả của thiên nhiên bạn ạ.
Ghost Wolf
Vì nước là nguồn sống của con người. Ở trong nội địa, sông ngòi cho con nước nước uống, nước sinh hoạt, nước tưới tiêu đồng rộng để trồng trọt, các loại thủy sản. Ở biển, thì có các loại hải sản, làm muối... Nói chung, ở đâu có nước thì con người sẽ tụ tập và sinh sống ở đấy, các thành phố lớn nói chung đều ở cạnh các con sông hoặc là các hải cảng. Chỗ ko có nước như sa mạc thì bỏ hoang ko có ai ở cả.
Tuy nhiên, nước có thể đẩy thuyền cũng có thể lật thuyền, một ngày không đẹp trời mưa to gió lớn, nước dâng, lũ về cuốn hết cả nhà cửa ruộng vườn, trâu bò lợn gà, có khi cuốn cả người đi luôn. Chưa hết, ở cạnh sông suối còn có khả năng xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Ở gần biển thì triều cường, ngập mặn, sóng thần, bão biển...
Nguy hiểm đầy rẫy như trên, nhưng lại ko thể sống thiếu nguồn nước - vậy con người phải làm gi? Câu trả lời hiển nhiên là tìm cách giảm thiểu các mối đe dọa từ thiên tai liên quan đến sông nước ví dụ như: dự báo bão, lũ; xây đê, kè, đập; xây các hồ điều hòa, chống lũ... Gọi chung là trị thủy đấy.