Tại sao con người thích nói xấu sau lưng người khác?
Con người là một loài vật cao cấp là nhờ biết suy nghĩ, nói năng rồi mới hành động. Nói là một khả năng đặc biệt của con người.
Ca dao có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Tuy nhiên, có những người thích nói xấu sau lưng người khác. Phần lớn, những cuộc trò chuyện của thanh niên đều đàm luận về một người nào đó không có mặt, hơn nữa đều đánh giá về người này.
Ở trong nhà, cơ quan, ngoài phố, giữa bạn bè với nhau, người ta thường không thể kiềm chế mà góp mặt vào trò tiêu khiển đánh giá, bình phẩm tiêu cực về người khác. Điều này do tâm lý nào gây ra?
>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cha mẹ tham khảo XEM THÊM TẠI ĐÂY.
Hầu hết ai trong số chúng ta cũng từng nói sau lưng người khác theo cách tích cực hoặc tiêu cực
Thoạt tiên, những câu chuyện có thể diễn ra theo chiều hướng tốt. Chúng ta có thể chia sẻ về gia đình, cuộc sống cá nhân nhưng khi đề cập đến chuyện công việc, chúng ta thường dễ dàng sa vào việc kể xấu về một người nào đó trong công ty – người mà làm việc tốt hơn chúng ta. Chúng ta hào hứng kể ra tất cả những lỗi lầm của họ, rồi đưa ra kết luận rằng có lẽ những gì mà họ đạt được chưa chắc đã phản ánh đúng năng lực thực sự của họ. Thậm chí, chúng ta còn tự tin so sánh những mặt xấu của họ với những mặt của chúng ta và tự cảm thấy bản thân tốt hơn họ.
Nhiều người nói xấu người khác chỉ vì họ ghen tỵ với những thành tích mà người khác đạt được
Chính vì thế, bằng mọi cách chúng ta luôn muốn giảm nhẹ thành công của người khác bằng cách rêu rao những lời đồn đại không chính xác về năng lực hay tiết lộ lộ đời sống riêng tư của họ cho các đồng nghiệp. Khi làm như vậy, chúng ta cảm thấy rằng bản thân được an ủi và có vẻ như tốt đẹp hơn những người khác.
Chẳng hạn, chúng ta có thể bắt đầu với các câu đại loại như: “Cậu ta vào được trường này nhưng nghe nói là phải nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ”, “Anh ấy là một nhân viên xuất sắc nhưng cuộc sống hôn nhân không mấy hạnh phúc”, “Cô ấy được thăng chức nhưng chưa chắc là vì cô ấy có năng lực thực sự”… Dường như chúng ta thường công nhận khả năng của người khác nhưng lại thêm vào từ “nhưng” vào để lật ngược lại cái mà chúng ta đã thừa nhận.
Nói xấu cũng là đòi hỏi một hình thức công bằng
Chúng ta không ủng hộ việc nói xấu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng ta cũng có thể cảm thông với những lời chỉ trích. Bởi vì đôi khi đằng sau những lời nói xấu cũng là một sự than phiền. Than phiền đã bị làm nhục, thất vọng, chán nản, làm mất uy tín,…
Tóm lại, nói xấu đúng là có mang đến những lợi ích nhất thời, tuy nhiên nếu chúng ta không biết hạn chế về lâu dài hành vi này sẽ gây tổn hại đến người bị nói xấu và ảnh hưởng tiêu cực cho cả chúng ta.
Buôn chuyện là một trong những thói quen xấu vô cùng phổ biến tại đông người. Các cuộc buôn chuyện có thể kéo dài đến hàng giờ liền với vô vàn chủ đề khác nhau xoay quanh các mối quan hệ bố mẹ, anh chị em, bạn bè cho tới phim ảnh, cuốn sách, ….. Chúng ta thường nêu ra quan điểm, ý kiến cá nhân, phán xét một cách tích cực hoặc tiêu cực và không bao giờ hết chuyện để buôn cả.
Nói sau lưng người khác khi buôn chuyện là việc khó tránh khỏi. Bởi khi câu chuyện đang lên đến cao trào chúng ta càng muốn nêu ra quan điểm của mình thay vì kìm nén chúng trong lòng, giống như một quán tính vậy.
Muốn áp đảo đối phương
Trong mắt vốn không xem đối phương ra gì, không thừa nhận tính hợp lý khi đối phương chiếm vị trí ưu việt, có dụng ý thay thế, thậm chí là vượt trên cả đối phương. Bởi vậy nên dưới tình cảnh này, người nói xấu người khác thường mang trong mình tâm lý thấp thỏm không yên, không tiếc dùng bất cứ ngoại lực gì để đả kích đối phương. Hễ có cơ hội là ra sức bôi nhọ đối phương, xem việc nói lời xấu về người khác như một thủ đoạn cạnh tranh, ngữ khí nói chuyện cũng cứng rắn mạnh mẽ.
Phát tiết sự bất mãn trong tâm
Tình huống bị người khác làm tổn hại, nhưng tự thân lại không đủ sức phản kháng, hoặc là ở cùng với người nào đó (đồng nghiệp, bạn phòng hoặc mẹ chồng nàng dâu) lâu rồi, bởi tính cách không hợp mà lòng sinh ngăn cách, lại không tiện bộc phát ở trước mặt đối phương.
Muốn kết thành đồng minh với người nghe
Nói xấu một người khác càng có thể hiển thị ra sự chân thành và tín nhiệm của tự mình, đối phương cũng sẽ bởi vậy mà cảm động, và tự nguyện thổ lộ những “bí mật” trong tâm mình. Hai người nguyên vốn không quen biết nhau một khi cùng nói xấu về một người nào đó, thì hai bên sẽ tự cảm thấy gần gũi hơn. Bởi vậy, họ tin chắc rằng đối phương và bản thân mình có giá trị quan và năng lực phán đoán như nhau.
Nói xấu sau lưng vốn là điều thường tình của con người ta, nhưng chúng ta có thể thông qua tăng cường tu dưỡng tư tưởng, khiến tư tưởng của bản thân được thăng hoa. Tu thân là con đường để chúng ta gìn giữ tâm hồn bình yên và cao thượng.
Nguyễn Quang Vinh
Tạ Minh Hoàng
Tomat Bùi
vì họ không đủ power để nói xấu trước mặt 😂