Tại sao con người sợ chết?

  1. Tâm lý học

Sợ chết là một nỗi sợ mà hầu hết loài người đều có, những nỗi sợ đơn thuần gần như sẽ đều quy về nỗi sợ chết.

- Sợ độ cao -> sợ chết

- Sợ sấm sét -> sợ chết

- Sợ đau -> sợ chết

Sợ chết đã có từ trong tủy của chúng ta. Vậy tại sao khi sinh ra chúng ta đã mặc nhiên mang trong mình một nỗi sợ giống nhau là ''sợ chết''?

Từ khóa: 

nỗi sợ

,

tâm lý học

Bởi vì chết cũng là kết thúc cuộc sống của một người. Như cách bạn lấy ví dụ thì nói không sợ chết là nói điêu, vì trong cuộc sống ai cũng có những nỗi sợ vô hình hết á. Chả phải tự dưng mà người ta mơ mộng về cái gọi là thuốc trường sinh, bí quyết ngâm xác trong khí lỏng liquid nitrogen để chờ ngày tìm ra thuốc trị liệu để tiếp tục sống hay kỹ thuật đóng băng người chết chờ hồi sinh. Âu cũng là tham sống sợ chết hết. Mình thấy mọi người thường ám ảnh bởi câu nói "chết là hết". Thử nghĩ mà xem, chết là kết thúc sự tồn tại của mình trong cuộc sống, kết thúc cả về nỗi đau và niềm hạnh phúc, khi đó con người không sớm thì muộn cũng rơi vào lãng quên. Rốt cuộc cõi này cũng chỉ là tạm bợ thui, người ta nuối tiếc cuộc đời này nên mới không muốn rời đi như vậy.

Trả lời

Bởi vì chết cũng là kết thúc cuộc sống của một người. Như cách bạn lấy ví dụ thì nói không sợ chết là nói điêu, vì trong cuộc sống ai cũng có những nỗi sợ vô hình hết á. Chả phải tự dưng mà người ta mơ mộng về cái gọi là thuốc trường sinh, bí quyết ngâm xác trong khí lỏng liquid nitrogen để chờ ngày tìm ra thuốc trị liệu để tiếp tục sống hay kỹ thuật đóng băng người chết chờ hồi sinh. Âu cũng là tham sống sợ chết hết. Mình thấy mọi người thường ám ảnh bởi câu nói "chết là hết". Thử nghĩ mà xem, chết là kết thúc sự tồn tại của mình trong cuộc sống, kết thúc cả về nỗi đau và niềm hạnh phúc, khi đó con người không sớm thì muộn cũng rơi vào lãng quên. Rốt cuộc cõi này cũng chỉ là tạm bợ thui, người ta nuối tiếc cuộc đời này nên mới không muốn rời đi như vậy.

Người ta sợ chết vì họ còn muốn sống, sống để hưởng thụ, để thực hiện những việc họ muốn làm nhưng vẫn chưa làm xong, để ở bên cạnh những người họ yêu thương,.v.v.

Tuy nhiên đúng là đa số đều sợ chết nhưng không phải ai cũng vậy, có số ít những người họ không sợ chết vì họ đã sống chọn vẹn cuộc đời của họ, trong chiến tranh những người lính sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tổ quốc, họ đủ rộng lượng để buông bỏ và tha thứ cho cái chết,.v.v.

Nếu bạn hiểu biết về sự tồn tại của Linh Hồn và bản chất sự sống thì bạn sẽ có câu trả lời chính xác nhất.

Song có những người không sợ chết xác thịt. Vì họ biết rằng khi được cởi bỏ áo xác thịt là nhà tạm dưới đất này họ sẽ được sống đời đời trên nước Thiên Đàng. Sứ đồ Phaolo chép:

.
II Cô-rinh-tô 5:1

Vả, chúng ta biết rằng nếu nhà tạm của chúng ta dưới đất đổ nát, thì chúng ta lại có nhà đời đời tại trên trời, bởi Đức Chúa Trời, không phải bởi tay người làm ra.

Những người không tin và giữ điều răn của Đức chúa Trời thì không có sự trông cậy nên họ sợ chết. 

Còn sứ đồ Phaolo thì sao: 

II Timothe 4: 6 Về phần ta, ta đang bị đổ ra làm lễ quán, kỳ qua đời của ta gần rồi.7 Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin.8Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài.

Phaolo đang chờ đợi nhận mão triều thiên trên trời mà Chúa sẽ ban cho trong ngày ông trở về.

Còn chúng ta? làm thế nào để chúng ta không phải sợ chết? Chẳng phải hãy học theo Phaolo để nhận mão triều thiên đời thì tốt hơn là ngồi run sợ sự chết sao?

Rất nhiều người sợ chết. Nhưng khi Đức Chúa Jesus đến để ban cho họ sự sống thật thì họ từ chối Ngài. Lịch sử 2000 năm trước nay lại đang lặp lại y như cũ. 

1.
Hê-bơ-rơ 9:28

cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.

Theo lời tiên tri này Ngài lại đã đến rồi. Nhưng loài người lại một lần nữa phỉ báng và chế diễu Ngài, họ lại lặp lại tội ác như các thầy thông giáo và người Pharisi 2000 năm trước. 

Hãy xem Ngài đến để làm gì? Để ban sự cứu rỗi. Vậy mà có ai tìm kiếm Ngài chăng? Họ không muốn đến cùng Ngài để nhận sự sống.

Họ không tiếp nhận Ngài vì lần thứ nhất Ngài hiện ra là một con người bình phàm làm nghề thợ mộc.

Lần thứ hai Ngài lại hiện ra là một người bình phàm như một con người giống như bao người sống cuộc đời thấp hèn.

Nhưng có một đặc điểm chung là Ngài có lời của sự sống đời đời. Đó chính là đặc điểm mà sứ đồ Phiero đã nhận ra Đức Chúa Trời đến trong xác thịt là Đức Chúa Jesus 2000 năm trước.

Nhưng dẫu trải qua 2000 năm thì người ta đều nhận biết được đâu là lới của sự sống đời đời đâu. 

Vậy nên, nhiều người lại đi vào vết xe đổ của người Do Thái 2000 năm trước. Hãy cẩn thận kẻo ai đó tự chuốc lấy sự hủy diệt về mình như dân tộc Isarael ngày trước. 

Con người sợ, không phải là chết, chết là gì, ai có thể biết. Mà điều con người sợ chính là sợ điều mình không biết.
Sợ không còn được sống nữa, sợ mất đi những gì mình có, nhất là mạng sống của mình, sợ không được gặp những người thân yêu, sợ phải cô đơn đến tận cùng (vì lúc đấy làm gì còn định nghĩa thời gian).
Vì không biết sau khi chết chuyện gì sẽ xảy ra. Chính xác là con người sợ thứ bản thân mình không biết. Con người luôn vừa sợ hãi vừa tò mò đối với những gì mình không biết. Vì tôi không biết nên tôi sợ.
Vsauce có một video rất hay phân tích về nỗi sợ của con người. Tất cả các nỗi sợ trên đời đều quy về trung tâm là nỗi sợ chết. Nó là bản năng nguyên thủy của loài người giúp chúng ta tiếp tục sinh tồn và duy trì giống nòi, nếu loài người không sợ chết thì bây giờ đã không còn loài người.
Khi con người biết đến khái niệm chết . Ta đã rèn luyện bộ não ta khái niệm về cái chết. Dần bộ não ta sẽ theo "phản xạ có điều kiện" qua những lần nghe về "chết" hay "giết" kèm theo bộ não sẽ cố tái hiện những cảnh chết chóc qua lời kể. 
Tạo nên cảm giác "sợ" khi con người vẫn hình dung cảnh tượng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra khi đứng trước tình huống cảm thấy không an toàn. Lúc đó bộ não kích hoạt trạng thái cảnh giác sinh tồn, biểu hiện rõ ràng của sự sợ hãi và kèm liên tục tưởng tượng về trường hợp xấu nhất. 
Ngoài ra còn yếu tố cảm giác đau, vì con ngừoi chúng ta quá trình phát triển não ta học "phản xạ không điều kiện" trải nghiệm cảm xúc đau do bị thương. Não sẽ lưu lại cảm giác đó, ta không muốn mình bị đau. Nên sẽ sợ 

Vì chúng ta cảm nhận được sự sống.

Nếu bạn chưa biết thì con vi khuẩn... cũng sợ chết nhé 😆

Người ta sợ chết vì tiếc nuối hoài bão/công việc đang dang dở hoặc sợ gây ảnh hưởng tới người khác.