Tại sao con người lại có thói quen “giận cá chém thớt”?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

Ở góc độ phân tâm học, Freud gọi hiện tượng này là "

displacement
", tức là "giận cá chém thớt" với một người có vẻ gần gũi và yếu thế hơn mình. Lý do là khi làm vậy, cảm xúc tiêu cực vừa được giải tỏa, mà lại có vẻ ít hậu quả hơn. Ví dụ như bị sếp mắng, nhưng về nhà lại cáu gắt với vợ/chồng, bởi vì cảm thấy vợ/chồng sẽ dễ thông cảm cho mình, chứ sếp thì có khi đuổi việc luôn:)

Một lí do khác là do

đặc điểm tính cách
. Những người hay "giận cá chém thớt" thường hơi nóng tính, và khó kiểm soát cơn giận. Họ chưa có kĩ năng đối phó với những cảm xúc tiêu cực, và điều chỉnh cảm xúc của mình, vậy nên thường cứ "xả" thôi. Ngoài ra,
cách nuôi dạy
cũng ảnh hưởng nhiều đến việc kiểm soát tức giận. Có thể là học theo thói quen xả giận từ người lớn; hoặc là kiềm chế nỗi đau rồi sau đó mọi thứ bùng lên.

Mình rất tiếc nếu bạn phải trải qua những điều này. Và nếu có bổ sung gì, mình rất sẵn lòng lắng nghe.

Trả lời

Ở góc độ phân tâm học, Freud gọi hiện tượng này là "

displacement
", tức là "giận cá chém thớt" với một người có vẻ gần gũi và yếu thế hơn mình. Lý do là khi làm vậy, cảm xúc tiêu cực vừa được giải tỏa, mà lại có vẻ ít hậu quả hơn. Ví dụ như bị sếp mắng, nhưng về nhà lại cáu gắt với vợ/chồng, bởi vì cảm thấy vợ/chồng sẽ dễ thông cảm cho mình, chứ sếp thì có khi đuổi việc luôn:)

Một lí do khác là do

đặc điểm tính cách
. Những người hay "giận cá chém thớt" thường hơi nóng tính, và khó kiểm soát cơn giận. Họ chưa có kĩ năng đối phó với những cảm xúc tiêu cực, và điều chỉnh cảm xúc của mình, vậy nên thường cứ "xả" thôi. Ngoài ra,
cách nuôi dạy
cũng ảnh hưởng nhiều đến việc kiểm soát tức giận. Có thể là học theo thói quen xả giận từ người lớn; hoặc là kiềm chế nỗi đau rồi sau đó mọi thứ bùng lên.

Mình rất tiếc nếu bạn phải trải qua những điều này. Và nếu có bổ sung gì, mình rất sẵn lòng lắng nghe.

Trong cuộc sống thường nhật, không khó để chúng ta chỉ ra được những ví dụ cho thói quen “Giận cá chém thớt”. Những ông bố bà mẹ gặp áp lực ở cơ quan, không thể thể hiện thái độ trước mặt sếp hay đồng nghiệp mà mang nỗi bực dọc đó về nhà và “xả” lên gia đình, những người thân yêu nhất của mình. Một cặp đôi yêu nhau mà một bên có phiền muộn rồi đem trút hết lên nửa kia của mình dù vô can. Hay một đôi bạn thân, một người gặp chuyện mà nửa kia cũng bị kéo vào. Có thể thấy rằng đối tượng mà con người ta “giận cá chém thớt” thường là người thân, bạn bè, người yêu – những người thân thiết nhất của mình, sau khi mọi chuyện qua đi, họ nghĩ rằng vì là người thân thiết nên sẽ hiểu và bỏ qua cho mình. Song có lẽ họ chưa bao giờ thử đặt bản thân vào vị trí của những người mà họ trút giận, cho dù thân thiết thế nào đi nữa, khi không dưng bị người khác “xả” lời lẽ, thái độ không tốt lên người, ai cũng sẽ cảm thấy khó chịu và nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện vết nứt trong quan hệ, lâu dần vết nứt ngày một lớn và khi không thể cầm cự thêm nữa, mối quan hệ sẽ vỡ tan, sụp đổ hoàn toàn. Thay vì coi người khác là “thùng rác” của mình, sao không thử tâm sự với họ nhẹ nhàng hơn, nói ra sẽ giúp vơi đi phần nào và việc tâm sự với người khác còn giúp kéo gần hơn quan hệ giữa người với người.

Bởi vì họ cần tìm 1 lí do gì dễ chấp nhận, dễ dối mặt với những vấn đề cảm xúc của mình hơn và xui cho ai trở thành lí do, hay cái "Thớt" đó =]]

https://cdn.noron.vn/2022/02/25/9179251371395454-1645800504.png