Tại sao con người lại cần có tôn giáo khi đã có khoa học?
Đây là một câu hỏi thật của một người bạn của mình. Mình thấy thú vị nên chia sẻ trên Noron.
Các bạn nghĩ sao về điều này?
tôn giáo
,khoa học
Câu hỏi này làm em nhớ đến một cảnh phim trong Life of Pi. Cũng không hiểu sao em nhớ cảnh này rõ thế: Cả nhà ngồi ở bàn ăn tối và người cha cứ phàn nàn chuyện con trai tham gia quá nhiều đạo/ tôn giáo. Rồi người mẹ nói là Khoa học chỉ giúp ta khám phá thế giới ngoài kia. Tôn giáo giúp ta tìm hiểu thế giới trong này (mẹ vừa nói vừa chỉ tay vào tim).
Và em thấy đúng. Chắc vậy nên nhớ. :))
À cảnh phim đó có một ccâu thoại em thấy hay nữa ^^ Người cha nói:
“Cha thà để cho con chìm đắm vào một tôn giáo nào đó chứ không phải theo đuổi một lúc nhiều tôn giáo khác nhau. Nếu con tin vào mọi thứ thì hóa ra con chẳng tin vào điều gì cả”
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Myhangu
Câu hỏi này làm em nhớ đến một cảnh phim trong Life of Pi. Cũng không hiểu sao em nhớ cảnh này rõ thế: Cả nhà ngồi ở bàn ăn tối và người cha cứ phàn nàn chuyện con trai tham gia quá nhiều đạo/ tôn giáo. Rồi người mẹ nói là Khoa học chỉ giúp ta khám phá thế giới ngoài kia. Tôn giáo giúp ta tìm hiểu thế giới trong này (mẹ vừa nói vừa chỉ tay vào tim).
Và em thấy đúng. Chắc vậy nên nhớ. :))
À cảnh phim đó có một ccâu thoại em thấy hay nữa ^^ Người cha nói:
“Cha thà để cho con chìm đắm vào một tôn giáo nào đó chứ không phải theo đuổi một lúc nhiều tôn giáo khác nhau. Nếu con tin vào mọi thứ thì hóa ra con chẳng tin vào điều gì cả”
An
Câu hỏi của anh làm em nghĩ ngay nhà vật lý thiên tài Albert Einstein.
Sinh thời, Einstein đã nhiều lần nhắc tới tôn giáo. Dù đam mê với khoa học, đặt niềm tin vào đó và nhìn mọi thứ dưới góc nhìn chuyên môn, nhưng Albert Einstein từng khẳng định khoa học luôn đi cùng với tôn giáo:"Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng".
Theo anh thì ông ấy là thiên tài vô thần, con chiên của Chúa hay một Phật tử?
Nguyen Thanh Mai
Thực ra con người sáng tạo ra tôn giáo không chỉ để đáp ứng nhu cầu nhận thức về thế giới xung quanh mình (chức năng thế giới quan của tôn giáo) mà mục đích ra đời của tôn giáo còn để giải quyết các vấn đề khác: nhu cầu được an ủi (chức năng an ủi), định hướng hành vi (chức năng định hướng chuẩn mực), cố kết cộng đồng, chức năng giao tiếp, chức năng sản sinh, tích hợp và bảo tồn văn hóa...Do đó, ngày nay có thể khoa học đã giải quyết giúp con người những câu hỏi mà con người khúc mắc nhưng còn rất nhiều vấn đề con người cần dựa vào tôn giáo. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi đời sống của con người ngày càng có nhiều khó khăn, rủi ro, bất trắc thường không báo trước con người luôn cần tôn giáo như một chỗ dựa về mặt tinh thần ("an ninh tinh thần"). Thế nên Tôn giáo sẽ không bao giờ mất đi mà luôn luôn tồn tại, phát triển trong đời sống của con người xưa và nay.
Tui Là Tít
Mnonmom
Ghost Wolf
Về cơ bản, con người không cần đến tôn giáo. Nền văn minh của chúng ta đạt được đến mức như ngày hôm nay là nhờ cả một quá trình khám phá tự nhiên, tích lũy và truyền lại các tri thức cho thế hệ sau. Trong cả quá trình đó, có rất nhiều tôn giáo xuất hiện và rồi biến mất. Ko có khoa học thì con người sẽ mãi chỉ sống tạm bợ trong hang hốc, sống bằng săn bắn và hái lượm, tuổi thọ trung bình chỉ vào tầm 2 chục năm là nhiều như thời tiền sử vậy. Không có tôn giáo, vẫn có cả lô người vô thần, ko tin vào tôn giáo nào cả, và họ vẫn sống tốt.
Tôn giáo ko phải là thứ bắt buộc cho sự phát triển của con người, nhưng nó cũng có tác dụng của nó. Hầu hết các tôn giáo đều khuyên người ta sống tốt đời đẹp đạo, không làm hại người khác, đấy là điểm tốt. Bênh cạnh đó, "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân" - Karl Marx, nó như một liều morphine giúp người ta thoát khỏi đau khổ ở thực tại. Tuy nhiên, việc chìm đắm vào đó cũng giống như nghiện thuốc phiện vậy, ko phải là việc tốt.
Ngoài ra, tôn giáo phát triển một phần rất lớn cũng là nhờ giai cấp thống trị tạo điều kiện, khuyến khích nó phát triển. Tôn giáo là một công cụ hỗ trợ cai trị tuyệt vời. Thay vì phải dùng vũ lực kiềm chế đàn áp thì dùng thần quyền để kiểm soát dân chúng. Thủ tiêu đấu tranh, khuyên con người ta sống nhẫn nhịn, cam chịu, công bằng sẽ có tương lai.
Pixudyr
Daisy Mee
Hồi trước mình có xem 1 bộ phim tên là "The Curious Case of Benjamin Button" và vẫn nhớ có 1 cảnh tượng: vào một buổi sáng đẹp trời, nhân vật bà mẹ khi vừa mở cửa thì thấy 1 đứa bé sơ sinh nằm trước nhà mình. Điều đặc biệt là đứa trẻ tuy sơ sinh nhưng mang khuôn mặt của 1 cụ lão nhăn nheo, ncl nhìn rất đáng sợ. Lúc đó mình tưởng tượng nếu trong hoàn cảnh này sẽ phản ứng và làm thế nào? Sau đó thái độ của nhân vật người mẹ khiến m thấy r thích thú, bà ta chẳng suy nghĩ gì nhiều, chỉ nói gì đó ý đây là điều Chúa ban tặng và bà sẽ đón nhận, rồi bà chăm sóc đứa bẻ đó bằng tất cả yêu thương. Cậu bé này mắc hội chứng lão hoá ngược tức là càng nhiều tuổi càng trẻ lại. Ko ai nghĩ cậu sẽ trở thành 1 chàng trai bình thường nếu đã nhìn vào diện mạo lúc còn bé, chỉ có bà mẹ vẫn làm tròn bổn phận của mình. Ncl ndung phim kcj đặc biệt lắm nhg sau này mỗi lần ai đó nói về việc theo đuổi một tôn giáo mình luôn hình dung đến cảnh tượng này, có nhiều thứ thật khó lí giải và lúc đó con ngta cần 1 niềm tin để đón nhận dễ dàng hơn, để vượt qua.
Kwazamnieska Lee JiMin
Trong hàng ngàn chủ đề Hỏi-Đáp hiện có tại NORON, đối với một người lang bạt đủ lâu-song mới tham gia cộng đồng này, mình thấy đây là một GIỮA khoảng vài mươi câu hỏi gợi ý ngoạn mục.
Lướt kỹ qua hầu hết các phản hồi trước, mình tạm 'gom, trữ' một số ý thú vị (song, chắc chắn còn khấp khễnh, sơ sễnh) như ảnh đính kèm.
Và, với các bình luận từ nhiều góc độ này cũng như từ suy ngẫm riêng, xin ghi nhận thô thiển như sau:
• • • ↓↓↓
Tôn Giáo vốn là nguồn khơi gợi/dưỡng dục Niềm Tin, trong khi Nhận Thức chính là gốc rễ, là công cụ để thăng hoa Khoa Học.
Nhận Thức, Khoa Học ắt cực cần chứng lý, trong khi.. "đã chốt" vào thứ gì, thì Niềm Tin điềm nhiên không cần quay lại/ngang ngữa xét soi.
Thế nên, Liệu, 'chúng' buộc phải biệt ly hay tự nguyện đồng hành mới là.. «Đúng» ?
.. Thực tế phô diễn ra sao, phóng xuất dạng gì-hầu như ai cũng chứng kiến thường hằng, bất chấp thuyết phục, cưỡng cầu, hù dụ..
Xét đến cùng, Chừng nào lòng người còn phát sinh Cảm Xúc khi đối diện với/chạm tay vào những phát hiện/khám phá đã được trải nghiệm/kiểm nghiệm, Chừng đó, Niềm Tin vẫn luôn còn đồng hành cùng Nhận Thức.
💮 «Nhận Thức» khiến con người vững bước; «Niềm Tin» giúp người ta an nhiên.
Đức Nguyễn
người sức mạnh, nhưng không ban cho nhân loại một quy tắc đạo đức về
cách thức sử dụng sức mạnh đó? Chúa nào mà đưa cho một đứa trẻ ngọn lửa
để chơi, nhưng lại không cảnh báo nó về những nguy hiểm của trò chơi đó?
Ngôn ngữ của khoa học không đề cập đến cái tốt và cái xấu. Những cuốn
sách giáo khoa về khoa học tự nhiên dạy người ta cách chế tạo bom nguyên
tử nhưng lại không có bất cứ chương nào bàn xem đặc tính của nó là tốt hay
xấu.”
phải đi khắp thế giới để khuyên nhủ các nhà lãnh đạo cố gắng kiềm chế. Các người tạo ra các mầm sống trong ống nghiệm, để rồi nhà thờ lại phải nhắc các người về những tác động đạo đức của phát kiến ấy. Các người khuyến khích nhân loại liên lạc bằng điện thoại di động, máy tính, màn hình video, để rồi chỉ có nhà thờ mở rộng cửa và nhắc nhở các con chiên của mình hãy giao tiếp với nhau theo đúng cách mà đáng ra phải luôn luôn như thế. Các người thậm chí còn nhân danh y học để giết hại những mầm sống chưa chào đởi, để rồi Giáo hội lại phải chỉ ra tính nguỵ biện trong những luận cứ ấy.