Tại sao con gái hay nói ''Ăn gì cũng được''?

  1. Phong cách sống

“Ăn gì cũng được” nhưng thật ra không phải ‘ăn gì cũng được’.

“Ăn cơm nha nhé?” — “Thôi, nhiều tinh bột lắm.”

“Hay là gà rán?” — “Thôi, nhiều dầu lắm.”

“Vậy thì đi ăn đồ Hàn?” — “Thôi, em mới ăn hôm trước rồi.”

“Thế em muốn ăn món gì?” — “Ăn gì cũng được, trừ mấy món đó nha anh.”

Vậy là sao??????

Từ khóa: 

an_gi_cung_duoc

,

phong cách sống

Vì con gái chúng tôi muốn cho bạn nam được tự do lựa chọn địa điểm mình thích, đặc biệt là khi mới yêu. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, bữa ăn là do bên nam mời. Con gái không thể biết chi phí giới hạn là bao nhiêu, hỏi thẳng thì lại thiếu tinh tế. Cho nên, việc “ăn gì cũng được” là để trao quyền cho đối phương loại trừ những gì bản thân không thích hoặc vượt quá khả năng chi trả.
Trả lời
Vì con gái chúng tôi muốn cho bạn nam được tự do lựa chọn địa điểm mình thích, đặc biệt là khi mới yêu. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, bữa ăn là do bên nam mời. Con gái không thể biết chi phí giới hạn là bao nhiêu, hỏi thẳng thì lại thiếu tinh tế. Cho nên, việc “ăn gì cũng được” là để trao quyền cho đối phương loại trừ những gì bản thân không thích hoặc vượt quá khả năng chi trả.

1. Vì không muốn tỏ ra đòi hỏi kén chọn

Dù sự thật thì không hẳn là “sao cũng được”. Quyết định cuối cùng vẫn phải tuỳ theo chế độ ăn và sở thích của con gái. Chính vì thế mới nảy sinh tình huống trớ trêu: không phải gợi ý nào chúng tôi cũng đồng ý ngay, dù đã nói “ăn gì cũng được”.

Thật ra con gái hoàn toàn có thể đưa ra lựa chọn, chỉ không muốn thể hiện mình cầu kỳ kén chọn thôi. Thế nên sẽ chờ tới khi bạn nam đưa ra một điểm thú vị, đủ để tạm gác lại sở thích hoặc chế độ ăn thường ngày.

2. Vì muốn giấu sở thích ăn uống kì lạ của bản thân

Ai cũng có một hai sở thích ăn uống kỳ lạ, chẳng hạn như “Cho em một phần bún đậu thập cẩm, nhiều đậu ít bún, không gan, gấp đôi chả cốm, mắm tôm cho nhiều ớt nha chị!”. Đối với con gái, câu trả lời “ăn gì cũng được” trong trường hợp này là một tấm màn che hoàn hảo để bảo vệ hình tượng hehe

Thật ra con gái hoàn toàn có thể đưa ra lựa chọn, họ chỉ không muốn thể hiện rằng mình cầu kỳ kén chọn thôi. Thế nên, họ sẽ chờ tới khi bạn đưa ra một địa điểm thú vị, đủ để tạm gác lại sở thích hoặc chế độ ăn thường ngày.

Nhưng theo mình thì có thể các bạn không biết ăn gì thật nên khi bạn nam đưa ra các phương án thì lại luôn có lý do để chối bỏ đáp án đó. Hoặc là yếu tố ‘calories’ trong mỗi món ăn, chính nó mới là thế lực đứng sau thao túng quyết định ăn uống của các bạn gái. Đúng là họ ăn gì cũng được, vấn đề là có “được ăn” hay không thôi.

Không phải tự nhiên con gái lại nói câu ” em ăn gì cũng được “. Tất cả đều có nguyên do riêng cả đó !
1. Vì con gái thích nhiều thứ
Khi chàng trai hỏi “em muốn ăn gì, anh chở em đi ăn”, trong đầu con gái sẽ hiện ra rất nhiều món ăn khác nhau, cô ấy sẽ suy nghĩ như sau: “Hôm trước vừa ăn bún đậu nhưng bây giờ lại thèm, nhưng ăn tiếp thì ngán. Ăn lẩu cũng được nhưng hôm nay trời nóng quá. Nay chủ nhật đi đồ Hàn thì đông. Ăn đồ nướng thì ám mùi lắm, tóc mới gội nữa chứ!”
2. Cái gì khó có người yêu lo
Con gái không muốn gây khó dễ bản thân, cũng không muốn đau đầu cho những việc như vậy. Thay vì phải stress tâm lý món ăn và khu vực ăn, con gái sẽ nhường việc đó cho tình nhân. Chính cho nên vì thế, con gái sẽ nói ” ăn gì cũng được ” khi tình nhân hỏi ” thời điểm ngày hôm nay em muốn ăn gì ? “. Nếu rơi vào trường hợp này, hãy đưa ra 2 món cô ấy thích ăn nhất và để cô ấy chọn. Ví dụ: – Món C và D, em chọn một trong hai đi.
3. Vì anh yêu em thì anh phải hiểu ý em chứ
Ví dụ sáng thời điểm ngày hôm nay cô ấy nói: ” Lâu rồi mình chưa ăn đồ nướng anh nhỉ ? ” nhưng khi mình nói ” tùy anh ” thì lại dắt đi ăn đồ Nhật. Vậy là hết thương hết yêu mình rồi. Hoặc, cô ấy không thích ăn bún riêu, bún mắm nhưng khi cô ấy bảo ” ăn gì cũng được “, bạn lại chở đến hàng bún riêu thì bạn sai rồi.

Xin lỗi nhưng con gái chúng tôi không biết ăn gì thật nên nói vậy đó. Mong các ông con trai thông cảm vì sự thiếu chọn lựa này =))))

Có 1 phân tích về khía cạnh tâm lý, đó là họ nhường để phần quyết định này cho đối phương. Quyết định là 1 hoạt động tiêu tốn năng lượng, càng khó thì càng nhiều, nên lựa chọn và trao đổi thế nào cho hợp lý cả 2 cũng là 1 kiểu năng lực. Còn khi quen thân đến cái gì rồi thì câu chuyện thường sẽ khác.