Tại sao có những người lại có tư tưởng “Chúa tạo ra con người”?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

tại sao

,

chúa

,

tư tưởng

,

văn hóa

Mỗi người đều có một cách nhận thức thế giới riêng, tư tưởng riêng, chân lý riêng, nhưng tất cả chúng ta đều có một điểm chung là luôn tìm cho mình một điểm tựa và cần một điểm tựa để sống. 
-Một người thợ đánh cá cần một sự bảo vệ vô hình từ "thần biển" để họ có thể bình tâm hơn mà lướt trên những con sóng ngoài khơi xa và mang cá về.
- Một người chiến sĩ cần một lí tưởng đủ mạnh để thúc dục mình bước ra chiến trường sẵn sàng chiến đấu, thà chết không lui, lí tưởng đó có thể là vì đất nước hòa bình, vì người dân hạnh phúc, vì cha mẹ, vì vợ con, vì những điều mình yêu quí.
- Một nhà kinh doanh cần một chiến lược chắc chắn để phát triển, một điệm rơi chắc chắn để đáp xuống lỡ khi thất bại, để họ có thể xông pha, có thể vươn lên cao hơn xa hơn trên thương trường.
 "Thần biển", "lý tưởng", "chiến lược", tất cả đều là điểm tựa, điểm tựa giúp con người tự tin hơn, thanh thản hơn và sống tốt hơn. Điểm tựa đôi khi có hình dạng, đôi khi không, đôi khi nó cụ thể, nhưng lúc lại trừu tượng, nó muôn hình vạn trạng cốt chỉ là ở người cần nó muốn nó thế nào.
 Những người tin " Chúa tạo ra con người", bởi "chúa" đối với họ là thiêng liêng hơn cả, là người cứu rỗi cuộc đời họ và suy cho cùng là điểm tựa của họ, vì vậy họ muốn chúa thật quyền năng, Chúa thật cao cả, Chúa quyết định được số phận của con người và hiển nhiên "Chúa cũng tạo ra con người".
 Tôi nhớ Lỗ Tấn từng viết thế này:
" Tôi nghĩ đến những niềm hy vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ.
 Nhưng bây giờ điều tôi đang gọi là hy vọng đây, biết đâu không phải là một thứ tượng gỗ tự tay tôi chế tạo ra? Có khác chăng là những điều anh ta mong ước chỉ gần gũi, còn những điều mà tôi mong ước thì xa vời đó thôi."

Trả lời

Mỗi người đều có một cách nhận thức thế giới riêng, tư tưởng riêng, chân lý riêng, nhưng tất cả chúng ta đều có một điểm chung là luôn tìm cho mình một điểm tựa và cần một điểm tựa để sống. 
-Một người thợ đánh cá cần một sự bảo vệ vô hình từ "thần biển" để họ có thể bình tâm hơn mà lướt trên những con sóng ngoài khơi xa và mang cá về.
- Một người chiến sĩ cần một lí tưởng đủ mạnh để thúc dục mình bước ra chiến trường sẵn sàng chiến đấu, thà chết không lui, lí tưởng đó có thể là vì đất nước hòa bình, vì người dân hạnh phúc, vì cha mẹ, vì vợ con, vì những điều mình yêu quí.
- Một nhà kinh doanh cần một chiến lược chắc chắn để phát triển, một điệm rơi chắc chắn để đáp xuống lỡ khi thất bại, để họ có thể xông pha, có thể vươn lên cao hơn xa hơn trên thương trường.
 "Thần biển", "lý tưởng", "chiến lược", tất cả đều là điểm tựa, điểm tựa giúp con người tự tin hơn, thanh thản hơn và sống tốt hơn. Điểm tựa đôi khi có hình dạng, đôi khi không, đôi khi nó cụ thể, nhưng lúc lại trừu tượng, nó muôn hình vạn trạng cốt chỉ là ở người cần nó muốn nó thế nào.
 Những người tin " Chúa tạo ra con người", bởi "chúa" đối với họ là thiêng liêng hơn cả, là người cứu rỗi cuộc đời họ và suy cho cùng là điểm tựa của họ, vì vậy họ muốn chúa thật quyền năng, Chúa thật cao cả, Chúa quyết định được số phận của con người và hiển nhiên "Chúa cũng tạo ra con người".
 Tôi nhớ Lỗ Tấn từng viết thế này:
" Tôi nghĩ đến những niềm hy vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ.
 Nhưng bây giờ điều tôi đang gọi là hy vọng đây, biết đâu không phải là một thứ tượng gỗ tự tay tôi chế tạo ra? Có khác chăng là những điều anh ta mong ước chỉ gần gũi, còn những điều mà tôi mong ước thì xa vời đó thôi."