Tại sao có những người đối xử tốt với người ngoài nhưng lại ngược đãi với chính người thân của họ?
Vì sao có người nói lời ngon ngọt, luôn vui vẻ với người ngoài nhưng về đến nhà thì thường hay cãi chem chẻm với bố mẹ?
Lý do nào khiến họ làm như thế?
tâm lý học
,tư duy
,xã hội
Không biết quá nhiều về người lạ nên gặp ai, làm gì cũng lịch sự, tôn trọng, đề phòng và phải phép. Thường ra ngoài là để lấy lòng tốt của người khác, tìm kiếm lợi ích cho bản thân nên thể hiện mình là một con người tốt là một điều đương nhiên, ai cũng làm. Còn người thân là những người đã quen biết lâu, và đã dành nhiều thời gian với chúng ta nên chúng ta luôn tin rằng họ sẽ bao dung cho mình, vì thế ta cứ thể hiện mà không cần xem trước bất kì điều gì.
-> Ở nhà làm rồng, ra ngoài chỉ là sâu thôi.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Lương Quyền
Không biết quá nhiều về người lạ nên gặp ai, làm gì cũng lịch sự, tôn trọng, đề phòng và phải phép. Thường ra ngoài là để lấy lòng tốt của người khác, tìm kiếm lợi ích cho bản thân nên thể hiện mình là một con người tốt là một điều đương nhiên, ai cũng làm. Còn người thân là những người đã quen biết lâu, và đã dành nhiều thời gian với chúng ta nên chúng ta luôn tin rằng họ sẽ bao dung cho mình, vì thế ta cứ thể hiện mà không cần xem trước bất kì điều gì.
-> Ở nhà làm rồng, ra ngoài chỉ là sâu thôi.
Mạnh Hùng
Mọi người đều sẽ cư xử rất tốt trước mặt người khác để tạo ấn tượng đầu hoặc chỉ đơn giản là khách sáo, có thể là cư xử tốt hoặc là hào phóng, khiến người không quen biết thoạt nhìn sẽ nghĩ rằng người này hẳn là có nhân cách tốt, muốn làm bạn với mình, nhưng khi anh ta về đến nhà, anh ta bắt đầu lộ bản ngã, lời nói và hành vi không bị kiềm chế, tự do làm theo ý mình.
Chính vì vậy mới có câu nói, để xem một người như thế nào, không phải bằng cách anh ta trông như thế nào trước mặt người khác, mà là anh ta sẽ làm gì ở một nơi không gò bó và không một ai, cách anh ta cư xử với bố mẹ của mình.
Sống trong một xã hội đề phòng mọi thứ, sự đề phòng trước người lạ là điều đương nhiên, tử tế để không lộ bất cứ điểm yếu nào, tránh những xung đột cục cằn là điều cần thiết. Còn với người thân thì ta sẽ gỡ bỏ mặt nạ với người ngoài, ta sẽ bộc lộ những cảm xúc chân thật nhất, con người thật của mình với họ, với sự tự tin rằng gia đình sẽ không bao giờ đánh giá hay rời bỏ con người của họ.
Vĩnh Luân
Đây là một nghịch lý có lẽ nhiều người không nhận ra hoặc không tự nhận thức được, tôi cho rằng đây là sai lầm lớn nhất của một người con đối với bậc sinh thành của mình.
Chúng ta quan niệm rằng người thân vốn đã quá quen thuộc, nên chúng ta quên mất phải lễ phép lịch sự, để rồi dần dần mất đi sự kiên nhẫn, khoan dung và tôn trọng. Vì sao chúng ta không thể kiên nhẫn với người thân của mình? Là do chúng ta cho rằng người thân thiết nhất sẽ chẳng bao giờ rời bỏ mình mà đi. Cho dù chúng ta có phạm sai lầm, và dù có làm họ tức giận, họ cũng sẽ không bao giờ trách tội chúng ta.
Cảm giác của chúng ta khi tiếp xúc với người lạ là gì? Dè chừng, thiếu an toàn? Giữ phép tắc, sự khoan dung lừa dối? Mẹ gọi dậy sớm thì cáu, mà sếp chửi vì đi làm muộn thì lại ngậm ngùi nguôi ngoai.
Nói chung là việc ta càng gần gũi với người khác thì ta sẽ càng cởi mở về thể hiện bản chất thật nhất của mình. Nếu bất kì ai mắc tâm lý này, tôi nghĩ rằng bạn phải sửa sang, chau chuốt lại bản thân mình đi. Tình cảm thật sự rất mong manh, bất kể là tình thân, tình bạn bè, tình yêu hay hôn nhân đều rất dễ vỡ. Đừng đợi cho đến khi có vết nứt thì mới bắt đầu hàn gắn, bởi một khi đã xuất hiện vết nứt thì dù cho bạn có làm bất kỳ điều gì cũng khó mà khôi phục trở lại hình dáng ban đầu. Ngay cả những người thân thiết nhất, nếu như chúng ta có những lời nói vô tình hay hành động thiếu tôn trọng cũng sẽ dễ làm họ bị tổn thương.