Tại sao có những người chọn theo Đạo mặc dù tâm họ thì vẫn tham?
tâm linh
Tâm lạc lối thì mới cần có Đạo để giúp cái Tâm có đường mà đi, vì Đạo có nghĩa là đường mà. Họ chọn theo Đạo vì họ cần 1 con đường. Nhưng có con đường chưa chắc đã có thể đi đúng, vì con đường có thể chông gai, khó đi. Mà khi gặp khó thì ng ta lại dễ rẽ sang hướng khác. Tâm con người muốn hướng thiện, nhưng đôi khi trên con đường hướng thiện lại gặp những khó khăn mà bản thân chưa đủ định lực để khắc phục. Nên chúng ta nhìn vào thấy họ vẫn tham lam, vẫn sân, vẫn chấp,... dù họ đang mang danh theo Đạo. Nhưng ko có nghĩa là theo Đạo ko giúp đc gì.
Nội dung liên quan
Nguyễn Quang Vinh
Tâm lạc lối thì mới cần có Đạo để giúp cái Tâm có đường mà đi, vì Đạo có nghĩa là đường mà. Họ chọn theo Đạo vì họ cần 1 con đường. Nhưng có con đường chưa chắc đã có thể đi đúng, vì con đường có thể chông gai, khó đi. Mà khi gặp khó thì ng ta lại dễ rẽ sang hướng khác. Tâm con người muốn hướng thiện, nhưng đôi khi trên con đường hướng thiện lại gặp những khó khăn mà bản thân chưa đủ định lực để khắc phục. Nên chúng ta nhìn vào thấy họ vẫn tham lam, vẫn sân, vẫn chấp,... dù họ đang mang danh theo Đạo. Nhưng ko có nghĩa là theo Đạo ko giúp đc gì.
Không Không
Tôi đố bạn tìm được một ai không tham đấy? Nếu bạn có may mắn gặp được người như vậy thì có lẽ sẽ không mất thời gian nêu ra thắc mắc này
Căn bản con người không cần phải tham khi đến với bất kỳ một đạo nào, nhưng nếu không biết cách để cho hết tham, tệ hơn nữa là không nhận ra mình tham, thì không lẽ tham lam đến chết hay sao? Ít nhất theo đạo tức là muốn bớt tham (đa phần đạo dạy như vậy), hoặc giả có người theo đạo vì lòng tham, theo rồi càng tham hơn, thì ít nhất những lời dạy cũng ghim trong tâm thức của họ dù họ muốn nhớ hay không, và khi thời tới nó sẽ phát huy tác dụng
Phúc Hưng
Giang sơn dễ đổi
Bản tính khó dời
Bản chất tự nhiên của con người là vậy. Ngay cả trong số những người vô thần hoặc đạo Lương, đều có cả người tốt và người rất xấu. Thế thì tại sao tôn giáo chỉ tồn tại riêng người tốt được?
Trọng Nhân
Tôn giáo là một phát minh văn hóa, là một công cụ của con người. Tốt hay xấu tùy thuộc vào cái người sử dụng công cụ này.
Tôn giáo phải là một cách để gắn bản thân bạn với một bản thể cao hơn hoặc bản ngã cao hơn. Việc họ trở nên tốt hơn hay xấu hơn (tham-sân-si) đều phụ thuộc vào họ.
Minh Khôi
Tôi nghĩ rằng tôn giáo không thể chống lại bản ngã của con người được, nó giúp cho con người có thời gian để chiêm nghiệm và nhìn lại vào cái ego to lớn của mình thôi.
Ngoài kia có hàng ngàn tôn giáo, mỗi tôn giáo lại tin vào một quan điểm khác nhau. Thế giới này có hàng tỷ con người, mỗi con người lại có kiểu tính cách và cái "tôi" khác nhau, hàng ngàn quan điểm khác nhau.
Tôi thấy rằng tôn giáo cũng như là một xã hội thu nhỏ vậy, đã có người tốt thì vẫn luôn tồn tại người xấu bên cạnh đó, điều đó tạo nên sự cân bằng về giá trị. Nó sẽ luôn tồn tại cùng nhau.