Tại sao có nhiều người lại có thái độ phó mặc cho số phận?

  1. Tâm lý học

"Thôi, cái số tôi nó thế rồi."

Câu nói được thốt lên, có chút gì cay đắng, mệt nhọc, hơn hết là bất lực và cam chịu nhỉ?

Từ khóa: 

tâm lý học

Bạn có biết câu chuyện con voi và sợi dây thừng không?

https://cdn.noron.vn/2020/10/09/87041118113975283-1602213386.png

Một con voi được đem về rạp xiếc từ khi còn rất nhỏ. Để con voi không chạy về chốn cũ, người trông giữ đã cột chân nó vào cái cọc bằng sợi dây thừng chắc chắn. Con voi dùng hết sức bình sinh để vùng vẫy nhưng không tài nào thoát ra được.

Rất nhiều năm sau khi đã trưởng thành, nó vẫn cứ đứng yên như vậy, dù sợi dây thừng này như sợi tơ mảnh khi so với thân hình đồ sộ của nó. Thì ra, những trải nghiệm ngày xưa đã dạy nó rằng bản thân nó bất lực, một khi đã bị trói chân vào cọc rồi thì có làm gì cũng không thoát ra nổi.

Một bạn học sinh bị điểm kém ở bài kiểm tra Toán đầu tiên, nếu một vài bài sau tình trạng này vẫn tiếp diễn thì sẽ dần hình thành nên suy nghĩ "Trời sinh dốt Toán". Và rồi, bạn học sinh ấy tự dựng lên một bức tường tâm lý bên trong, không còn cố gắng để cải thiện điểm môn Toán nữa.

Con người chúng ta học được các hành vi qua việc tương tác và nhận được phản hồi. Khi bạn đãcố thay đổi một tình huống nhưng thất bại, dần dần bạn sẽ cho rằng mình không thể và không cần cố gắng nữa. Theo đó, bạn sẽ không bao giờ thoát ra khỏi mộtmối quan hệ độc hại, mộtgia đình bạo lực, một công việc tồi tệ,... vì tất cả những gì bạn nói với bản thân là "Tôi không thể làm được".

Trả lời

Bạn có biết câu chuyện con voi và sợi dây thừng không?

https://cdn.noron.vn/2020/10/09/87041118113975283-1602213386.png

Một con voi được đem về rạp xiếc từ khi còn rất nhỏ. Để con voi không chạy về chốn cũ, người trông giữ đã cột chân nó vào cái cọc bằng sợi dây thừng chắc chắn. Con voi dùng hết sức bình sinh để vùng vẫy nhưng không tài nào thoát ra được.

Rất nhiều năm sau khi đã trưởng thành, nó vẫn cứ đứng yên như vậy, dù sợi dây thừng này như sợi tơ mảnh khi so với thân hình đồ sộ của nó. Thì ra, những trải nghiệm ngày xưa đã dạy nó rằng bản thân nó bất lực, một khi đã bị trói chân vào cọc rồi thì có làm gì cũng không thoát ra nổi.

Một bạn học sinh bị điểm kém ở bài kiểm tra Toán đầu tiên, nếu một vài bài sau tình trạng này vẫn tiếp diễn thì sẽ dần hình thành nên suy nghĩ "Trời sinh dốt Toán". Và rồi, bạn học sinh ấy tự dựng lên một bức tường tâm lý bên trong, không còn cố gắng để cải thiện điểm môn Toán nữa.

Con người chúng ta học được các hành vi qua việc tương tác và nhận được phản hồi. Khi bạn đãcố thay đổi một tình huống nhưng thất bại, dần dần bạn sẽ cho rằng mình không thể và không cần cố gắng nữa. Theo đó, bạn sẽ không bao giờ thoát ra khỏi mộtmối quan hệ độc hại, mộtgia đình bạo lực, một công việc tồi tệ,... vì tất cả những gì bạn nói với bản thân là "Tôi không thể làm được".

Chào bạn, mình nghĩ nếu tất cả đều muốn làm chủ số phận thì sẽ xảy ra nhiều cuộc đấu tranh, giằng co hơn. Giống như trên một đồng cỏ, tất cả đều là loài ăn thịt thì sẽ đồng loạt tranh đấu với nhau đến chết.

Nếu coi số phận là một dòng sông thì sẽ có người muốn bơi ngược dòng theo ý muốn, cũng có người phó mặc theo dòng nước. Đó là cách tạo hóa cân bằng sao cho ai cũng có vai trò khi sinh ra trên đời.

Có 2 dạng:
1. Không đủ năng lực để suy chuyển nên phải chấp nhận.
2. Cố tình tỏ ra bỏ mặc vì tình huống đó nằm trong mong muốn của người ta.
Nói chung do mong muốn mỗi người bạn ạ, không muốn đi rồi đeo dép vào vẫn ném ra bình thường.

tại sao lại không? : )))