Tại sao có kinh nguyệt trong ngày tết là không may?

  1. Sức khoẻ

  2. Tâm linh

Năm nay mình bị “bà Nguyệt” ghé thăm ngay từ sáng mùng 1 luôn. Nghe mọi người bảo có kinh nguyệt trong mấy ngày Tết là không may, thế nên năm nào các bạn mình cũng cân đo đong đếm ngày đến kỳ. Tại sao vậy nhỉ? Chẳng phải kinh nguyệt chỉ là một biểu hiện sức khỏe rất bình thường, đâu liên quan gì đến may rủi chứ?

Từ khóa: 

tết

,

sức khoẻ

,

tâm linh

Mình nghĩ rằng hồi xưa họ thường coi kinh nguyệt  là 1 điều gì đó không sạch sẽ, ô uế và dơ bẩn nên họ sẽ kiêng kị đủ điều với phụ nữ về những gì không nên làm vào những ngày "dâu rụng". Ví như họ sẽ không được thắp hương hay tham gia vào các nghi lễ liên quan đến tâm linh vì làm vậy chả khác nào họ đang dâng những thứ ô uế dơ bẩn đó cho ơn trên. Ơn trên sẽ nổi giận và trừng phạt họ và gia đình họ - điều đó mang đến sự xui xẻo cho gia đình. Hiện nay chúng ta đều biết rằng việc có kinh nguyệt chỉ là một dấu hiệu bình thường của cơ thể phụ nữ khi thải ra lớp nội mạc theo chu kỳ. Nhưng những gì quan niệm từ xưa và được lưu truyền cho đến ngày nay ít nhiều thì nó vẫn sẽ tác động lên nỗi sợ của con người. Nên việc coi có kinh nguyệt trong ngày Tết - khởi đầu của năm mới, họ rất coi trọng ngày này và luôn mong muốn rằng những ngày này gặp may mắn thì cả năm sẽ may mắn "đầu xuôi đuôi lọt" mà. Có lẽ vì đó việc "rụng dâu" vào ngày Tết mang ý nghĩa không may cũng dần nằm trong tiềm thức của chúng ta. 
Một phần, tùy theo cơ địa mỗi người mà khi vào ngày "rụng dâu" cơ thể họ sẽ rất mệt và đau bụng, mặt mày xanh ngắt... Hãy thử nghĩ xem Tết là để xõa mà chúng ta gặp tình trạng vậy có xui không? - cơn đau khiến mình không thể đi chơi hay chúc Tết với tình trạng cơ thể như này được.
Tóm lại, Suy nghĩ cũng góp phần ảnh này lên hành động. Nếu lỡ may có kinh vào những ngày này hãy cứ bình thường thôi, đừng suy nghĩ rằng đây là điềm báo 1 năm xui xẻo của mình. Hãy cứ vui vẻ tận hưởng bầu không khí ngày Tết với tâm thế lạc quan cùng sự tích cực nhé!
Trả lời
Mình nghĩ rằng hồi xưa họ thường coi kinh nguyệt  là 1 điều gì đó không sạch sẽ, ô uế và dơ bẩn nên họ sẽ kiêng kị đủ điều với phụ nữ về những gì không nên làm vào những ngày "dâu rụng". Ví như họ sẽ không được thắp hương hay tham gia vào các nghi lễ liên quan đến tâm linh vì làm vậy chả khác nào họ đang dâng những thứ ô uế dơ bẩn đó cho ơn trên. Ơn trên sẽ nổi giận và trừng phạt họ và gia đình họ - điều đó mang đến sự xui xẻo cho gia đình. Hiện nay chúng ta đều biết rằng việc có kinh nguyệt chỉ là một dấu hiệu bình thường của cơ thể phụ nữ khi thải ra lớp nội mạc theo chu kỳ. Nhưng những gì quan niệm từ xưa và được lưu truyền cho đến ngày nay ít nhiều thì nó vẫn sẽ tác động lên nỗi sợ của con người. Nên việc coi có kinh nguyệt trong ngày Tết - khởi đầu của năm mới, họ rất coi trọng ngày này và luôn mong muốn rằng những ngày này gặp may mắn thì cả năm sẽ may mắn "đầu xuôi đuôi lọt" mà. Có lẽ vì đó việc "rụng dâu" vào ngày Tết mang ý nghĩa không may cũng dần nằm trong tiềm thức của chúng ta. 
Một phần, tùy theo cơ địa mỗi người mà khi vào ngày "rụng dâu" cơ thể họ sẽ rất mệt và đau bụng, mặt mày xanh ngắt... Hãy thử nghĩ xem Tết là để xõa mà chúng ta gặp tình trạng vậy có xui không? - cơn đau khiến mình không thể đi chơi hay chúc Tết với tình trạng cơ thể như này được.
Tóm lại, Suy nghĩ cũng góp phần ảnh này lên hành động. Nếu lỡ may có kinh vào những ngày này hãy cứ bình thường thôi, đừng suy nghĩ rằng đây là điềm báo 1 năm xui xẻo của mình. Hãy cứ vui vẻ tận hưởng bầu không khí ngày Tết với tâm thế lạc quan cùng sự tích cực nhé!
Từ đâu mà có quan niệm này ? , ai đã xác thực vấn đề này ? Chỉ nghe miệng nhau nói đi nói lại, ko có nghĩa là sự thật