Tại sao chuyện cổ tích Việt Nam luôn phân ra giữa thiện và ác?
Tại sao chuyện cổ tích Việt Nam luôn phân ra giữa thiện và ác, mà không có sự dung hòa trong khi cuộc sống chúng ta cần sự dung hòa hơn và mọi thứ đan xen với nhau.
Ví dụ câu chuyện cổ tích "Tấm Cám": Tấm có thật sự là người lương thiện hay không so với những hành động trả thù mà Tấm đã làm đặc biệt là hành động trả thù cuối truyện lừa và giết Cám và làm mắm thịt Cám cho mẹ Cám ăn?
Câu chuyện "Trí khôn của ta đây": Tại sao hổ bị thiêu sống khi nó chỉ muốn biết Trí khôn của con người thôi?
tinh hoa việt nam
,chuyện cổ tích
,văn hóa
,văn hóa
Như sân khấu dựng lên 1 dũng sĩ và tên cướp, 1 hình ảnh đối lập và “trực diện” cho người xem. Cái ác cao lên bao nhiêu thì đẩy cái thiện lên bấy nhiêu, đây là lối thuyên thích thô phác.
Phải thủ vai bà hội đồng cay nghiệt thì mới móc ra sự thương tâm của người xem về cô ở đợ! Một hình ảnh giải thích rất trực quan về ngữ cảnh, nhưng giá trị không cao.
Còn tui thì cho rằng, khán/thính giả đã bị đánh lừa trong “mưu đồ” của đạo diễn!
Lưu Niệm Hòa Nhơn
Như sân khấu dựng lên 1 dũng sĩ và tên cướp, 1 hình ảnh đối lập và “trực diện” cho người xem. Cái ác cao lên bao nhiêu thì đẩy cái thiện lên bấy nhiêu, đây là lối thuyên thích thô phác.
Phải thủ vai bà hội đồng cay nghiệt thì mới móc ra sự thương tâm của người xem về cô ở đợ! Một hình ảnh giải thích rất trực quan về ngữ cảnh, nhưng giá trị không cao.
Còn tui thì cho rằng, khán/thính giả đã bị đánh lừa trong “mưu đồ” của đạo diễn!
Nam Cung Minh Hồng
Cảm ơn câu hỏi rất hay của bạn. Riêng cá nhân mình thấy truyện cổ tích Việt Nam nói chung không chỉ mang dáng cấp của hai chữ thiện - ác mà còn có luật nhân - quả ẩn giấu bên trong.
Bạn có từng nghe câu "Thiện - ác chung hữu báo chỉ là báo sớm hay muộn chưa". Đa phần chuyện cổ tích ở Việt Nam là mô-típ ấy đấy. Mỗi một nhân vật vật đều có hành động (có thể thiện hay ác) và đều có một cái giá để nhận lãnh.
Ví dụ: Như câu chuyện Tấm - Cám bạn đưa ra, hành động làm mắm Cám và gởi về cho dì ghẻ cá nhân mình thấy chỉ là bình thường và đây là hành động ăn miếng trả miếng hợp lý thôi. So với chuyện bị triệt sự sống đến 4 lần từ người - thú(chim vàng anh) - cây xoan đào - vật (cái kung cữi) thì bị giết một lần theo mình còn rất nhẹ nhàng nhá. Tư tưởng của người Việt xưa là hiền - ác là không phải cứ nhắm mắt cho người khác hại mình mà không biết chống cự hay vùng lên đòi lại công bằng cho cá nhân là hiểu sai rồi. hiền - ác là kiểu sống chân thành với nhau, không gây thù chuốc oán, nước giếng không phạm nước sông nhưng nếu người hại thì sẵn sàng đáp trả. Tấm - Cám sau này được viết lại cho mẹ con cám có kết cục nhẹ nhàng hơn theo mình là do người biên soạn chưa hiểu tường tận tư tưởng của người xưa. Theo như biên soạn hiện nay thì sẽ hình thành nên một tư tưởng là cứ làm ác thoải mái và làm ác với những kẻ hiền hơn mình, sau này nếu bị trị tội chỉ cần van xin là được tha???
Riêng câu truyện "Trí khôn của ta đây" là dạng truyện ngoài lồng yếu tố cổ tích còn là câu chuyện giải thích nguồn gốc hình dáng con hổ hiện nay. Có khá nhiều dạng cổ tích, không phải cứ là truyện cổ tích là có yếu tố thiện - ác. Mình thử lập luận lại cái ý của bạn là chỉ muốn xem trí khôn của người mà hổ bị hại nha. Vậy suy từ đầu: Hổ là loài vật hung dữ mà con người luôn sợ sệt sức mạnh nếu hổ có thêm trí khôn của con người thì loài người sẽ ra sao? Thứ hai,hổ đã là chúa sơn lâm đòi thêm trí khôn người để làm gì? Và điều cuối cùng là "trí khôn của ta đây" thể hiện bản lĩnh của con người trước những thử thách ghê ghớm từ thiên nhiên, thú dữ để giành lấy sinh tồn và phát triển.
Solitary
Do thói quen ăn sâu vào cuộc sống của người Việt, luôn có thiện có ác, luôn có phải, có trái, và khi rạch ròi như vậy thì sự giáo dục mới có tính răn đe cao.
Nhưng thực tế sau khi người đọc đọc các câu chuyện của nước ngoài thì những cái tiêu chuẩn Việt Nam cũng bị thay đổi và ảnh hưởng ít nhiều.
Nói chung theo mình đọc gì thì đọc vẫn gạn đục, khơi trong.
Tống Hồ Trà Linh
Mọi câu chuyện cổ tích luôn có chứa đựng một thông điệp hay bài học nào đó. Khác với truyện ngụ ngôn thông điệp rất sâu xa, cần phải suy ngẫm để hiểu được bài học thì truyện cổ tích luôn có thông điệp rõ ràng, ấn tượng, có cao trào, thắt mở và luôn có hai nhóm nhân vật chính diện và phản diện. Ngày nay người ta hay gọi là "drama" đấy. Truyện cổ tích luôn có một bên sai, một bên đúng. Kết cục trong truyện cổ tích có thể là "ác giả ác báo", "ở hiền gặp lành", nhưng cũng có vài truyện là bên ác biết hối cải, hoàn lương,... và cũng có những truyện nhân vật lương thiện trở nên ác độc để trừng trị phe phản diện (như Tấm Cám chẳng hạn).
Nếu mọi tình tiết, nhân vật trong truyện cổ tích mà dung hòa, đan xen với nhau thì sẽ chẳng có cao trào, chẳng có thắt mở, các thông điệp, bài học sẽ không được nhấn mạnh, không dễ dàng để thấy. Mà truyện cổ tích thì chủ yếu dành cho ai? Dành cho trẻ nhỏ. Sâu xa quá như truyện ngụ ngôn các em nhỏ khó mà hiểu được lắm. :)) Giống như phim siêu anh hùng bây giờ vậy đó.
Đọc truyện Tấm Cám, các em nhỏ sẽ chỉ hiểu được một chuyện, ở hiền, lương thiện thì sẽ được hạnh phúc, ở ác thì gặp quả báo. Nhưng với người lớn như chúng ta thì sẽ có vô vàn bài học khác mà chỉ khi lớn mới hiểu. Mình từng phân tích một chút về Tấm Cám ở phần phản hồi của bài viết dưới. Bạn có thể đọc thêm:
Vài ý nghĩ về cái kết truyện cổ tích Tấm Cám
noron.vn
Câu chuyện "Trí khôn của ta đây" thì nhân vật chính diện là con người, còn nhân vật phản diện là thú dữ, tức là con cọp. Ngày xưa khi con người còn sống thô sơ, chưa "thượng đẳng" như bây giờ thì cuộc chiến giữa con người và thú dữ là chuyện dễ hiểu, con người mặc định cọp hay ăn thịt trâu của con người nên cọp là nhân vật phản diện. :)) Nếu nhìn câu chuyện ở con mắt của người hiện đại bây giờ thì sẽ khó mà cảm thấy con cọp là nhân vật ác, vì bây giờ chúng ta toàn nhìn nó qua tấm kính sở thú, thú dữ giờ chẳng có cửa làm hại tới con người, nếu có thì chỉ hi hữu. Chúng ta sẽ chỉ thấy nó hơi tồ và những gì nó làm là bản năng, nên trong câu chuyện "Trí khôn của ta đây" con người thật là ác độc. :v Mà thực ra thì con người ác độc thật mà! Mỗi thời đại thì câu chuyện cổ tích sẽ có một ý nghĩa khác nhau nhờ những góc nhìn khác nhau thay đổi theo thời gian. Thời đại bây giờ con người đang phê phán lẫn nhau về việc bảo tồn thế giới hoang dã, săn bắt thú bất hợp pháp thì việc anh nông dân buộc cọp để thiêu đúng là hết sức vô nhân đạo. =))
Tran Ngoc An
Do góc nhìn của tác giá đó em :))
Hướng đến cân bằng nhé em.
Người ẩn danh
Theo mình nghĩ nó rất hợp lý khi phân ra làm 2 phần thiện-ác, đối tượng tiếp cận chủ yếu ở đây là trẻ em, với việc phân biệt 2 phần rõ ràng như vậy thì nó sẽ đi sâu vào tâm hôm trẻ em là phải sống thiện không được làm ác, với suy nghĩ đơn giản của trẻ nhỏ làm ác thì gặp điều không tốt thế là đủ.
Ghost Wolf
Vì nó viết cho trẻ con, mà với trẻ con thì phải đơn giản nó mới hiểu được. Chứ dark deep, thiện ác đan xen, ko rõ ràng cần suy luận, ngẫm nghĩ thì nó ko còn lại cổ tích cho trẻ em nữa rồi.
Còn về Tấm Cám, ban đầu thì Tấm là người lương thiện nhưng ngu, sau này thì khôn hơn cơ mà ko lương thiện nữa.
Khải Bằng
Cám ơn câu hỏi thú vị của bạn.
Mình nghĩ trong bất cứ câu chuyện nào thì việc có thiện-ác là điều kiện để nhân vật thể hiện tính cách của mình một cách rõ ràng nhất. Ví như nếu không có bà mẹ ghẻ độc ác thì sao làm nổi bậc cô Tấm thùy mị, nết na? Hay như không có người anh gian xảo thâm độc thì làm sao thấy được sự chịu đựng của người em trong chuyện Ăn khế trả vàng? Lý Thông không năm lần bảy lượt đưa em mình vào cái chết thì chúng ta làm thấy được một Thạch Sanh tài giỏi, thông minh đến mức nào? Cái thiện-ác vốn dĩ phải luôn song hành cùng nhau, cùng tồn tại trong một con người, không ai xấu hoàn toàn cũng chẳng ai là tốt 100% cả. Chuyện cổ tích vạch định xấu tốt riêng là bởi vì muốn hướng con người đến giá trị chân thiện mỹ, còn về cơ bản thì mình nghĩ mỗi chúng ta đều có xấu-tốt thôi.
Tuy nhiên ở những khía cạnh bạn đề cập đến, chẳng hạn truyện Tấm Cám ở phần kết thì đó là một dị bản sau này. Còn truyện Trí khôn của ta đây là truyện ngụ ngôn có ý răng dạy, như truyện Lợn cưới áo mới chẳng hạn, chúng không phải là truyện cổ tích nhé :D