Tại sao chúng ta thường thấy buồn hơn vào ban đêm và lại tươi tỉnh hơn vào buổi sáng?

  1. Tâm lý học

Sáng vui đêm buồn, vì sao?
Từ khóa: 

tâm lý học

Đêm chúng ta thường có cảm giác buồn tâm trạng hơn vì lúc này não nhận ít những thông tin từ bên ngoài môi trường hơn. Nguồn thông tin trong não thay đổi, và thông tin chủ yếu đi vào chuyển từ “ngoại sinh” sang “nội sinh”.

Chúng ta có thể sẽ cảm thấy “cảm giác đau khổ âm ỉ bên trong cơ thể”, nhưng sự hỗn loạn của những dòng suy nghĩ khác đã nhấn chìm cảm giác ấy xuống nếu như chúng ta bận rộn, tự nhiên lúc đó sẽ quên đi cảm giác đau khổ đấy. Nhưng vào một đêm thanh tĩnh, cảm giác đấy lại quay trở lại. Ở thời điểm này, không có gì xao nhãng sự chú ý của chúng ta nữa, chúng ta bắt đầu phải gặm nhấm nỗi đau của mình và đối mặt với chính bản thân mình suốt đêm, một mình.
Không ánh sáng, không âm thanh, không mùi vị, chỉ có một chiếc giường lặng yên, gần như không có bất cứ dấu hiệu xác định nào về môi trường xung quanh. Khi màn đêm đen bao phủ hầu hết thông tin, dòng suy nghĩ của chúng ta bắt đầu náo động. Chúng ta có xu hướng trở nên tâm trạng hơn, và những cảm xúc này được xử lý bằng nhận thức là chủ yếu. Trước khi ngủ, những giác quan của chúng ta không còn “phản ứng lại môi trường bên ngoài”, mà chuyển thành “phản ứng lại môi trường tự biên tự diễn bên trong.” Nếu như không chủ động kiểm soát chúng, chúng ta sẽ bị bao quanh bởi nhiều tầng tầng lớp lớp các cảm xúc khác nhau, hoà lẫn với suy nghĩ được sinh ra bởi những cảm xúc đó, không hề giống với những cảm xúc giản đơn mà ta thấy trong ngày.
https://cdn.noron.vn/2023/01/03/hinh-anh-buon-co-don-tam-trang-227-1672719384.jpg
Ban ngày, chúng ta bị lấp đầy bởi quá nhiều thông tin, tới nỗi chúng ta không còn có thời gian để suy nghĩ thêm.Nhưng khi đêm xuống, não của chúng ta được làm mới bởi giờ đây nó có thể tập trung mà không có chủ đích, những suy nghĩ vào buổi sáng trôi về một nơi xa xôi. Lúc này, hàng ngàn hàng vạn ý tưởng đổ xô vào tâm trí chúng ta. Những ý tưởng ấy chiếu trong não như một bộ phim, từng khung hình một. Cảm giác về hạnh phúc hay khổ đau giờ trở thành những dòng lũ.
Bởi vì không còn sự can thiệp từ những thứ khác vào ban đêm, việc nhìn lại những ký ức từ trải nghiệm trước đó của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Khi chúng ta có cảm xúc gì đó vào ban ngày, chúng nhanh chóng trở nên vừa vặn với trải nghiệm lúc đó một các tự động và vô thức. Tuy nhiên, khi chúng ta “chủ động tìm lại” chúng, những phản ứng về cảm xúc được củng cố và làm chúng ta nghĩ mình đang thực sự trải qua cảm xúc ấy lần nữa.
Khổng Tử nói: "吾日三省吾身 (mỗi ngày tôi xem xét bản thân trên ba hướng)", và ban đêm là thời gian thích hợp nhất để kiểm điểm lại năng lực và đạo đức, đại loại như thế của bản thân.
Trả lời

Đêm chúng ta thường có cảm giác buồn tâm trạng hơn vì lúc này não nhận ít những thông tin từ bên ngoài môi trường hơn. Nguồn thông tin trong não thay đổi, và thông tin chủ yếu đi vào chuyển từ “ngoại sinh” sang “nội sinh”.

Chúng ta có thể sẽ cảm thấy “cảm giác đau khổ âm ỉ bên trong cơ thể”, nhưng sự hỗn loạn của những dòng suy nghĩ khác đã nhấn chìm cảm giác ấy xuống nếu như chúng ta bận rộn, tự nhiên lúc đó sẽ quên đi cảm giác đau khổ đấy. Nhưng vào một đêm thanh tĩnh, cảm giác đấy lại quay trở lại. Ở thời điểm này, không có gì xao nhãng sự chú ý của chúng ta nữa, chúng ta bắt đầu phải gặm nhấm nỗi đau của mình và đối mặt với chính bản thân mình suốt đêm, một mình.
Không ánh sáng, không âm thanh, không mùi vị, chỉ có một chiếc giường lặng yên, gần như không có bất cứ dấu hiệu xác định nào về môi trường xung quanh. Khi màn đêm đen bao phủ hầu hết thông tin, dòng suy nghĩ của chúng ta bắt đầu náo động. Chúng ta có xu hướng trở nên tâm trạng hơn, và những cảm xúc này được xử lý bằng nhận thức là chủ yếu. Trước khi ngủ, những giác quan của chúng ta không còn “phản ứng lại môi trường bên ngoài”, mà chuyển thành “phản ứng lại môi trường tự biên tự diễn bên trong.” Nếu như không chủ động kiểm soát chúng, chúng ta sẽ bị bao quanh bởi nhiều tầng tầng lớp lớp các cảm xúc khác nhau, hoà lẫn với suy nghĩ được sinh ra bởi những cảm xúc đó, không hề giống với những cảm xúc giản đơn mà ta thấy trong ngày.
https://cdn.noron.vn/2023/01/03/hinh-anh-buon-co-don-tam-trang-227-1672719384.jpg
Ban ngày, chúng ta bị lấp đầy bởi quá nhiều thông tin, tới nỗi chúng ta không còn có thời gian để suy nghĩ thêm.Nhưng khi đêm xuống, não của chúng ta được làm mới bởi giờ đây nó có thể tập trung mà không có chủ đích, những suy nghĩ vào buổi sáng trôi về một nơi xa xôi. Lúc này, hàng ngàn hàng vạn ý tưởng đổ xô vào tâm trí chúng ta. Những ý tưởng ấy chiếu trong não như một bộ phim, từng khung hình một. Cảm giác về hạnh phúc hay khổ đau giờ trở thành những dòng lũ.
Bởi vì không còn sự can thiệp từ những thứ khác vào ban đêm, việc nhìn lại những ký ức từ trải nghiệm trước đó của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Khi chúng ta có cảm xúc gì đó vào ban ngày, chúng nhanh chóng trở nên vừa vặn với trải nghiệm lúc đó một các tự động và vô thức. Tuy nhiên, khi chúng ta “chủ động tìm lại” chúng, những phản ứng về cảm xúc được củng cố và làm chúng ta nghĩ mình đang thực sự trải qua cảm xúc ấy lần nữa.
Khổng Tử nói: "吾日三省吾身 (mỗi ngày tôi xem xét bản thân trên ba hướng)", và ban đêm là thời gian thích hợp nhất để kiểm điểm lại năng lực và đạo đức, đại loại như thế của bản thân.
Do những gì mình đc lập trình, từ nhỏ đến lớn, trong mọi thứ đều nói sáng là đẹp tối là xấu, nhưng thực ra bản chất như nhau, chỉ là ý nghĩa bản thân mình gán vào sự việc sự vật