Tại sao chúng ta thường nghĩ tới việc từ bỏ ngay khi bắt đầu gặp khó khăn?
khó khăn
,thử thách
,phong cách sống
,tư duy
Đối với những khó khăn nảy sinh, từ bỏ là phương án đầu tiên của rất nhiều người. Điều này có thể được giải thích như sau:
Kỳ vọng quá nhiều dẫn đến thất vọng. Khi bắt tay vào bất cứ việc gì, chúng ta luôn đặt hy vọng hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất, đôi khi là vượt kỳ vọng. Song, khi thực tế có quá nhiều phát sinh, ta dễ nảy sinh cảm giác chán ghét và muốn từ bỏ mục tiêu đó.
VD: Khi mình tìm hiểu về Adobe, mình đã rất hào hứng nhận nhiệm vụ thiết kế intro với Ae. Mình thậm chí đã xem rất nhiều video hướng dẫn cách sử dụng và vô cùng tự tin "Cái này dễ ấy mà!", "Cái này nhanh thôi!". Tuy nhiên, khi thực hành mình thực sự mù mờ và không biết giải quyết như thế nào. Sau vài tiếng mày mò không thành, mình đã chọn từ bỏ không làm nữa và tìm kiếm người thực hiện giúp.
Sự tự tin của bản thân bị tổn thương. Một con người có sự tự tin là một người có bản lĩnh để vượt qua sợ hãi và nuôi dưỡng mục tiêu. Song, sự tự tin ấy đôi khi sẽ hao mòn qua sự hoài nghi và bàn tán của người khác. Não bộ của chúng ta hoạt động theo "Nguyên tắc vui vẻ - Pleasure principle", tức là nó luôn đòi hỏi sự thỏa mãn, khen thưởng ngay lập tức, và khi niềm tin bị tổn thương, nó sẽ nhanh chóng lo sợ và muốn từ bỏ.
Cuối cùng, chúng ta cho rằng sẽ luôn có những lựa chọn tốt hơn. Đây có thể coi như một kiểu "đứng núi này, trông núi nọ". Khi đó, con người ta nuôi dưỡng niềm tin rằng sẽ luôn tồn tại những môi trường và con người thoải mái, vui vẻ, nhàn hạ hơn lựa chọn hiện tại. Niềm tin đó dần trở thành sự ảo tưởng về một tương lai tốt đẹp khi không còn những khó khăn hiện tại. Và như vậy người ta lựa chọn từ bỏ.
Tóm lại, từ bỏ là một sự lựa chọn có tính quyết định với tương lai gần của con người. Từ bỏ không phải lúc nào cũng là xấu, nó phụ thuộc vào mong muốn và hoàn cảnh của con người tại thời điểm bắt gặp những khó khăn đó.
Hoa Thu Ly
Đối với những khó khăn nảy sinh, từ bỏ là phương án đầu tiên của rất nhiều người. Điều này có thể được giải thích như sau:
Kỳ vọng quá nhiều dẫn đến thất vọng. Khi bắt tay vào bất cứ việc gì, chúng ta luôn đặt hy vọng hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất, đôi khi là vượt kỳ vọng. Song, khi thực tế có quá nhiều phát sinh, ta dễ nảy sinh cảm giác chán ghét và muốn từ bỏ mục tiêu đó.
VD: Khi mình tìm hiểu về Adobe, mình đã rất hào hứng nhận nhiệm vụ thiết kế intro với Ae. Mình thậm chí đã xem rất nhiều video hướng dẫn cách sử dụng và vô cùng tự tin "Cái này dễ ấy mà!", "Cái này nhanh thôi!". Tuy nhiên, khi thực hành mình thực sự mù mờ và không biết giải quyết như thế nào. Sau vài tiếng mày mò không thành, mình đã chọn từ bỏ không làm nữa và tìm kiếm người thực hiện giúp.
Sự tự tin của bản thân bị tổn thương. Một con người có sự tự tin là một người có bản lĩnh để vượt qua sợ hãi và nuôi dưỡng mục tiêu. Song, sự tự tin ấy đôi khi sẽ hao mòn qua sự hoài nghi và bàn tán của người khác. Não bộ của chúng ta hoạt động theo "Nguyên tắc vui vẻ - Pleasure principle", tức là nó luôn đòi hỏi sự thỏa mãn, khen thưởng ngay lập tức, và khi niềm tin bị tổn thương, nó sẽ nhanh chóng lo sợ và muốn từ bỏ.
Cuối cùng, chúng ta cho rằng sẽ luôn có những lựa chọn tốt hơn. Đây có thể coi như một kiểu "đứng núi này, trông núi nọ". Khi đó, con người ta nuôi dưỡng niềm tin rằng sẽ luôn tồn tại những môi trường và con người thoải mái, vui vẻ, nhàn hạ hơn lựa chọn hiện tại. Niềm tin đó dần trở thành sự ảo tưởng về một tương lai tốt đẹp khi không còn những khó khăn hiện tại. Và như vậy người ta lựa chọn từ bỏ.
Tóm lại, từ bỏ là một sự lựa chọn có tính quyết định với tương lai gần của con người. Từ bỏ không phải lúc nào cũng là xấu, nó phụ thuộc vào mong muốn và hoàn cảnh của con người tại thời điểm bắt gặp những khó khăn đó.