Tại sao chúng ta thường có thói quen "nước đến chân mới nhảy"?
Hãy nói với tôi rằng, không chỉ mình tôi trong hội "nước đến chân mới nhảy" này đi, tôi tự nhận mình lười thật. Nhưng cảm giác này khiến tôi tập trung làm việc và năng suất phải gọi là rất cao lúc đó, với tâm lý hoàn thành 1 deadline khiến tôi phải tăng 200-300% công lực ý, nhưng cái nào có hình thức phạt hoặc gì đó thì có khi chạy deadline còn căng hơn nữa :))
nước đến chân mới nhảy
,dealine
,vội vã
,tâm lý học
,tư duy
Con người luôn có tâm lý trì hoãn vì mấy yếu tố sau:
- Vì muốn 1 loại hormone tên là adrenaline rượt đuổi, hormone này sẽ được tiết ra khi chúng ta rơi vào tình trạng căng thẳng, adrenaline giúp phân giải glycogen thành glucose tạo năng lượng cho suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi để nhanh chóng xong việc. Nên thường khi dealine cận kề thì mn sẽ tập trung hơn và phát huy được tối đa công lực. Tuy nhiên nếu luôn trong tình trạng này thì bạn sẽ bị ảnh hưởng sức khoẻ, căng thẳng thần kinh kéo dài khiến sức đề kháng suy giảm, cơ thể suy nhược và dễ dẫn tới tình trạng rối loạn lo âu.
- Sợ hãi sự thay đổi, do tâm lý luôn muốn ở yên trong vùng an toàn, nên lý do "nước đến chân mới nhẩy" là việc trì hoãn và kéo dài cảm giác dễ chịu, thoải mái nhất trước khi phải tốn sức lực giải quyết vấn đề. Vì não bộ vẫn luôn ưu tiên xử lý những cv quen thuộc, ko có tính thử thách nên ko muốn phải chịu áp lực, ko muốn đối mặt với nỗi sợ bị đánh giá năng lực...Việc trì hoãn dealine là một giải pháp tự bảo vệ bản thân, nếu chúng ta thất bại, ko hoàn thành có thể đổ lỗi tại thời gian không đủ chứ không phải do năng lực có hạn.
- Thời gian dài thường khiến ta lơ là vì thường người ta sẽ hỏi "tôi có bao nhiêu thời gian để hoàn thành?" thay vì tự hỏi "mình cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành?" Suy nghĩ này vô thức điều chỉnh công việc cho vừa với thời gian đề ra, dẫn tới tình trạng chậm trễ cv mà lẽ ra có thể hoàn thành sớm hơn.
- Dealine càng dài, thì suy nghĩ của bạn càng cho rằng cv đó khó khăn và đòi hỏi nhiều công sức hơn thực tế nên bạn lại càng muốn trì hoãn tới khi rơi vào trạng thái "nước đến chân". Đó quả thực là 1 nghịch lý!
Nội dung liên quan
Yuhiko
Con người luôn có tâm lý trì hoãn vì mấy yếu tố sau:
Nebula
Vì LƯỜI.
Vì mọi người thường cho khoảng thời gian hoàn thành công việc đó là khoảng thời gian hả hê, có những deadline hạn 10 ngày nhưng bạn chỉ cần 3 ngày để hoàn thành nó thay vì bạn hoàn thành từng giai đoạn một trong vòng 10 ngày. Điều này giúp bản thân sinh ra một hệ thống tự điều chỉnh thời gian sao cho "vừa đủ" với công việc dẫn đến việc tổn hại sức khỏe để chạy deadline, gấp gáp, hiệu quả công việc có thể bị giảm, có thể chậm trễ deadline so với quy định. Đồng thời, thời gian thư thả khiến con người lơ là công việc của họ, ví dụ công việc viết lách có thể tốn của bạn 4-5 giờ đồng hồ nhưng với những người sáng tạo bận rộn, họ có thể viết trong 1-2 giờ đồng hồ. Thời gian deadline càng dài thì bạn lại càng trì hoãn công việc.
2. Adrenaline (một loại hormone cung cấp năng lượng cho não để suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi) được tạo ra để nhanh chóng hoàn thành công việc. Nó được sản sinh mỗi khi chúng ta có căng thẳng, tức là nó sẽ được sản sinh nhiều hơn khi gần đến ngày deadline bạn mới bắt đầu công việc. Mọi người cứ nghĩ "nước đến chân mới nhảy" mới là giải pháp hiệu quả cho công việc, cứ tiết ra Adrenaline như một chất kích thích làm việc đi, có sao đâu? Thực chất, việc tiết nhiều adrenaline gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe về lâu dài, hệ miễn dịch và hệ tuần hoàn sẽ kém đi, kèm những dấu hiệu như mất ngủ, rối loạn lo âu, dễ bị căng thẳng, adrenaline sản sinh nhiều còn gây tăng lượng đường huyết gây tình trạng béo phì.
Tốt nhất nên chỉnh lại tác phong làm việc, nên có chiến lược làm việc hiệu quả, bỏ cái kiểu nước đến chân mới nhảy đi, bắt đầu phong thái của một người làm việc chuyên nghiệp thôi!
Nguyễn Thị Thu Hương
Nước đến chân mới nhảy bởi khi đó mình sẽ nhảy cao hơn
Ryoiki Tenkaii
Nước đến chân mới nhảy đã là gì:)))
Lê Thị Tuyến
Cái cảm giác nước đến chân mới nhảy nó giúp mình có động lực hoàn thành công việc rất lớn. Có đôi khi làm sớm mình không có ý tưởng hay làm rất chậm. Thì khi bị thời gian dí mình lại nghĩ và làm rất nhanh luôn. Tuy nhiên điều này khiến chất lượng kết quả công việc theo mình là không cao.
Mai Văn Tiến
Khó tin nhưng mà có người "nghiện" cảm giác này luôn ấy, bởi vì mỗi lúc hoàn thành deadlines trước 1 tiếng-thậm chí là sát giờ là một cảm giác rất fresh 😁 Tất nhiên, hiệu quả công việc sẽ rất thấp.
Ðăng Khoa
Thường thì cứ phải có cái gì nó thúc vào đít thì mới chạy thôi, chứ không toàn đi bộ :))
Anh Dũng
Tôi cũng nghĩ rằng nó cũng là như một lời biện minh cho việc không đủ thời gian để hoàn thành nếu cái sự ấy thất bại.