Tại sao chúng ta phớt lờ việc bảo vệ môi trường - và đâu là giải pháp?

  1. Kiến thức chung

Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu (climate change), hiện tượng nóng lên toàn cầu (global warming)...đã không còn là những cụm từ quá xa lạ với chúng ta. Nhưng lạ thay, mặc dù nghe ra rả về những vấn đề này trên TV và mạng xã hội, phần lớn chúng ta vẫn quay lưng lại với chúng. Tại sao lại như vậy?

Hãy cùng bài viết này điểm qua những nguyên nhân khiến cho đông đảo quần chúng phớt lờ việc bảo vệ môi trường và mức độ cấp bách của nó hiện nay:

o-nhiem-moi-truong

(nguồn: Managium Juris)

1/ Không đủ thông tin, kiến thức

Một trong những nguyên nhân chính khiến chúng ta thờ ơ với việc bảo vệ môi trường là: bản thân chúng ta không nhận thức được việc này khẩn cấp như thế nào, hay mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay đã trở nên nghiêm trọng như thế nào...Việc này thường bắt nguồn từ sự thiếu cập nhật thông tin và kiến thức, vì bất cứ lý do nào.

Ngoài ra, một số ít người cho rằng họ đã có đủ kiến thức về thế giới xung quanh, bao gồm vấn đề ô nhiễm môi trường, và tính đến thời điểm hiện tại thì mọi thứ xung quanh họ vẫn ổn. Những người này vì thế có khuynh hướng lãnh cảm với các vấn đề về khí hậu, môi trường.

2/ Suy nghĩ ngắn hạn

Về mặt bản năng, con người chúng ta là những sinh vật có tư duy ngắn hạn chiếm ưu thế, so với tư duy dài hạn. Chúng ta thường quan tâm đến các vấn đề rõ ràng trước mắt, hơn là những vấn đề có vẻ sâu xa và vĩ mô như bảo vệ môi trường. Thói quen tư duy này bắt nguồn từ thời nguyên thủy, khi tất cả những gì chúng ta làm chỉ là săn bắt, hái lượm, sinh tồn...

bien-doi-khi-hau

(nguồn: Behave London)

3/ Đánh giá thấp đóng góp của bản thân

Đối với các vấn đề "có vẻ" vĩ mô như bảo vệ môi trường, thay đổi thế giới...con người chúng ta cũng có xu hướng thiếu tự tin vào khả năng và các đóng góp của mình. Có thể chúng ta tin rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng chúng ta không tin rằng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề đó. Chính thói quen tư duy này đã làm chúng ta chùn bước trong việc thực hiện các lý tưởng vì môi trường của mình.

Đối với 3 nguyên nhân trên: các chuyên gia trong lĩnh vực đưa ra giải pháp rằng mỗi cá nhân nên tích cực và chủ động cập nhật cho mình những kiến thức và kỹ năng liên quan cần thiết. Khi đã có 2 điều này, chúng ta sẽ trở nên quan tâm và đóng góp nhiều hơn.

bao-ve-moi-truong

(nguồn: Nhan Dan Online)

4/ Cố tình không quan tâm

Có một sự thật trớ trêu là, dù các vấn đề về khí hậu, môi trường vẫn đang diễn ra hàng ngày hàng giờ, nhưng một bộ phận quần chúng dường như đang cố tình phớt lơ chúng. Những người này thường cho rằng các vấn đề quá vĩ mô như vậy là không quan trọng và có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Điều đáng nói là họ có thể đến từ tầng lớp tri thức trong xã hội, hoàn toàn không thiếu các kiến thức căn bản về biến đổi khí hậu, v.v...

Một trong những nguyên nhân dẫn tới thái độ thờ ơ lãnh cảm này là lối sống tôn thờ chủ nghĩa tiêu dùng trong xã hội hiện đại ngày nay. Phần lớn con người tin rằng việc tiêu thụ hàng hóa sẽ mang lại hạnh phúc, hoặc ít nhất là khỏa lấp cảm giác trống trải trong họ. Chưa bàn đến việc đó là đúng hay sai, nhưng rõ ràng chủ nghĩa tiêu dùng đang để lại rất nhiều hệ lụy tai hại lên môi trường, điển hình là việc rác thải tiêu dùng gây ô nhiễm môi trường.

comic

(nguồn: Earth Observatory of Singapore)

Đối với nguyên nhân này: các chuyên gia cho rằng những kế hoạch truyền thông (CSR hoặc PR) nhằm giúp thu hút quần chúng đến với công tác bảo vệ môi trường có thể là một giải pháp hiệu quả.

5/ Lối sống tách biệt với thiên nhiên

Thời đại ngày nay, hầu hết chúng ta dành phần lớn thời gian trong ngày để làm việc hoặc học tập trong các văn phòng. Thậm chí với việc giải trí, chúng ta thường cũng lựa chọn những hình thức giải trí "trong nhà". Cuộc sống của chúng ta đang ngày càng trở nên xa rời với thiên nhiên hơn. Hệ quả trực tiếp của việc này là chúng ta cũng đang dần tự cắt đứt "sợi dây kết nối" giữa con người và thiên nhiên: con người trở nên thờ ơ lãnh cảm với những thiệt hại mà thiên nhiên phải gánh chịu.

Giải pháp tiềm năng: một trong các giải pháp, dù nghe có vẻ quá vi mô, đó là con người cần chủ động gia tăng thời gian sinh hoạt ngoài trời nhằm kết nối lại với thiên nhiên.

tham-hoa-moi-truong

(nguồn: Designboom)

6/ Thảm họa môi trường chưa ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta

Cuối cùng, chúng ta thường có khuynh hướng phớt lờ các vấn đề môi trường, nếu chúng không hoặc chưa có khả năng gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực sinh sống của chúng ta. Hằng năm ở nước ta, các chương trình quyên góp cho đồng bào miền Trung sau những trận lũ lụt vẫn diễn ra đều đặn. Nhưng thực sự thì, có mấy ai trong chúng ta thực quan tâm, trằn trọc lo nghĩ về việc đó?

Hậu quả là, mặc dù chúng ta nhận thức được sự hiện diện của các thảm họa thiên nhiên đó, nhưng chúng ta không đủ quan tâm để làm bất cứ thứ gì.

climate-gate

(nguồn: reneweconomy.com.au)

Giải pháp tiềm năng: ngoài việc tích cực cập nhật tin tức, chúng ta cũng cần tự nuôi dưỡng cho bản thân một khả năng đồng cảm, thông cảm với người khác, đặc biệt là những người sống tại những khu vực hiểm nghèo.

Các bạn nghĩ gì những vấn đề về môi trường hiện nay? Theo bạn thì những vấn đề môi trường có đang bị phớt lờ bởi con người không? Tại sao?


Nguồn tham khảo:


Từ khóa: 

bảo vệ môi trường

,

biến đổi khí hậu

,

nóng lên toàn cầu

,

ô nhiễm môi trường

,

kiến thức chung

Một trong những lý do khiến người Việt Nam chưa hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nằm ở nhận thức còn quá hạn hẹp, mà nhận thức chỉ có khi chúng ta được giáo dục ngay từ khi còn là một đứa trẻ.

Người mẹ hãy cứ dạy con mình yêu thương vườn hoa trước nhà  hay tự tay chăm sóc vài chậu cây thì tự khắc khi trưởng thành, đứa trẻ đó sẽ tự giác chung tay để bảo vệ thế giới tự nhiên. Nhà trường hãy cứ dạy học sinh giá trị của đất, rừng và nước sạch để sau này lớn lên chúng sẽ hành động vì môi sinh như một lý lẽ tất yếu.

Báo chí hãy cứ làm tốt thiên chức của mình  trong việc truyền thông các vấn nạn thực tiễn. Còn nhiệm vụ của chúng ta là đừng hô hào lý thuyết mà hãy thực hiện ngay bây giờ: tắt động cơ xe khi dừng đèn đỏ trên 25 giây, không sử dụng ni lông, nhựa, tái chế và tái sử dụng. Chỉ cần bỏ vào một chút gout thẩm mỹ, những vật dụng tưởng chừng bỏ đi sẽ trở nên sinh động hơn rất nhiều.

Trả lời

Một trong những lý do khiến người Việt Nam chưa hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nằm ở nhận thức còn quá hạn hẹp, mà nhận thức chỉ có khi chúng ta được giáo dục ngay từ khi còn là một đứa trẻ.

Người mẹ hãy cứ dạy con mình yêu thương vườn hoa trước nhà  hay tự tay chăm sóc vài chậu cây thì tự khắc khi trưởng thành, đứa trẻ đó sẽ tự giác chung tay để bảo vệ thế giới tự nhiên. Nhà trường hãy cứ dạy học sinh giá trị của đất, rừng và nước sạch để sau này lớn lên chúng sẽ hành động vì môi sinh như một lý lẽ tất yếu.

Báo chí hãy cứ làm tốt thiên chức của mình  trong việc truyền thông các vấn nạn thực tiễn. Còn nhiệm vụ của chúng ta là đừng hô hào lý thuyết mà hãy thực hiện ngay bây giờ: tắt động cơ xe khi dừng đèn đỏ trên 25 giây, không sử dụng ni lông, nhựa, tái chế và tái sử dụng. Chỉ cần bỏ vào một chút gout thẩm mỹ, những vật dụng tưởng chừng bỏ đi sẽ trở nên sinh động hơn rất nhiều.

Do nhận thức kém
Giải pháp là học nâng cao ý thức người dân