Tại sao chúng ta lại quá khắt khe với người thân mà lại dễ dàng với người lạ?

  1. Tâm lý học

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng như thế, khắt khe với người thân nhưng lại dễ dàng với người lạ, thế nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra điều này.

Từ khóa: 

tâm lý học

ĐÔI KHI, NHỮNG NGƯỜI MÀ TA YÊU THƯƠNG NHẤT CÓ THỂ VÔ TÌNH LẠI LÀ NGƯỜI LÀM TA TỔN THƯƠNG NHIỀU NHẤT. VÀ ĐIỀU NGƯỢC LẠI CŨNG ĐÚNG, ĐÔI KHI NGƯỜI MÀ CHÚNG TA LÀM HỌ TỔN THƯƠNG NHIỀU NHẤT LẠI CHÍNH LÀ NGƯỜI MÀ HỌ YÊU THƯƠNG TA NHẤT!

Trái ngược với quan niệm thông thường, tôi không nghĩ lý do là vì sự thân thuộc làm nảy sinh thái độ coi thường. Suy cho cùng, nguyên nhân không nằm ở việc ta dần trở nên “dị ứng” với những đức tính tốt đẹp mà ta vốn trân trọng ngay từ những lần đầu gặp gỡ (ví dụ, “Anh ghét việc em quá tử tế với tất cả mọi người!”). Thực chất, nguyên nhân là vì bên cạnh việc trân trọng các đức tính tốt, ta còn phải chịu đựng những điểm mình vốn luôn không thích của đối phương, mà khả năng chịu đựng của ai cũng có giới hạn.

Chẳng hạn khi chung sống với nhau trong một thời gian dài, ai cũng sẽ khó chịu về những điểm không tốt của đối phương. Là con người, ai cũng có những điểm không hoàn hảo. Tuy nhiên với người xa lạ, do chúng ta ít gặp và ít chung sống bên nhau, chính vì vậy mà chúng ta dễ dàng bỏ qua những điểm vụn vặt. Một mối quan hệ gần gũi thì ngược lại, những thứ vụn vặt, những thói quen xấu, những điểm không hài lòng tích tụ lâu dài sẽ dần dần trở thành một sự khó chịu khi mỗi người vượt qua ngưỡng chịu đựng. Khi ấy là thời điểm “giọt nước tràn ly”, chúng ta không còn chấp nhận được những điều đó và dẫn đến sự khó chịu trong cảm xúc kéo theo những hành vi đối xử tệ bạc với nhau, chẳng hạn giận dỗi, cãi vã, mắng chửi,…

Hơn nữa, có một thực tế là nỗi đau thường khiến ta chú ý nhiều hơn niềm vui. Đối với những người xa lạ, chúng ta không dễ dàng đối xử tệ bạc với họ, bởi vì phép lịch sự, chúng ta sẽ giữ ý và kiềm chế hành vi. Ngược lại, đối với người gần gũi quen thuộc chúng ta không ngại nói thẳng, xả thẳng cảm xúc,… Chính vì thế những nỗi đau dần chạm vào nhau, khiến chúng ta khắc sâu và tổn thương nhiều hơn so với những niềm vui mang lại cho nhau. Mười niềm vui mang lại cho nhau đôi khi còn không bù được một nỗi đau hai người gây ra cho người khác.

Vì vậy, có thể nói con người có khả năng chịu đựng kém nhất đối với những khuyết điểm của người mà họ thân thiết nhất.

Trả lời

ĐÔI KHI, NHỮNG NGƯỜI MÀ TA YÊU THƯƠNG NHẤT CÓ THỂ VÔ TÌNH LẠI LÀ NGƯỜI LÀM TA TỔN THƯƠNG NHIỀU NHẤT. VÀ ĐIỀU NGƯỢC LẠI CŨNG ĐÚNG, ĐÔI KHI NGƯỜI MÀ CHÚNG TA LÀM HỌ TỔN THƯƠNG NHIỀU NHẤT LẠI CHÍNH LÀ NGƯỜI MÀ HỌ YÊU THƯƠNG TA NHẤT!

Trái ngược với quan niệm thông thường, tôi không nghĩ lý do là vì sự thân thuộc làm nảy sinh thái độ coi thường. Suy cho cùng, nguyên nhân không nằm ở việc ta dần trở nên “dị ứng” với những đức tính tốt đẹp mà ta vốn trân trọng ngay từ những lần đầu gặp gỡ (ví dụ, “Anh ghét việc em quá tử tế với tất cả mọi người!”). Thực chất, nguyên nhân là vì bên cạnh việc trân trọng các đức tính tốt, ta còn phải chịu đựng những điểm mình vốn luôn không thích của đối phương, mà khả năng chịu đựng của ai cũng có giới hạn.

Chẳng hạn khi chung sống với nhau trong một thời gian dài, ai cũng sẽ khó chịu về những điểm không tốt của đối phương. Là con người, ai cũng có những điểm không hoàn hảo. Tuy nhiên với người xa lạ, do chúng ta ít gặp và ít chung sống bên nhau, chính vì vậy mà chúng ta dễ dàng bỏ qua những điểm vụn vặt. Một mối quan hệ gần gũi thì ngược lại, những thứ vụn vặt, những thói quen xấu, những điểm không hài lòng tích tụ lâu dài sẽ dần dần trở thành một sự khó chịu khi mỗi người vượt qua ngưỡng chịu đựng. Khi ấy là thời điểm “giọt nước tràn ly”, chúng ta không còn chấp nhận được những điều đó và dẫn đến sự khó chịu trong cảm xúc kéo theo những hành vi đối xử tệ bạc với nhau, chẳng hạn giận dỗi, cãi vã, mắng chửi,…

Hơn nữa, có một thực tế là nỗi đau thường khiến ta chú ý nhiều hơn niềm vui. Đối với những người xa lạ, chúng ta không dễ dàng đối xử tệ bạc với họ, bởi vì phép lịch sự, chúng ta sẽ giữ ý và kiềm chế hành vi. Ngược lại, đối với người gần gũi quen thuộc chúng ta không ngại nói thẳng, xả thẳng cảm xúc,… Chính vì thế những nỗi đau dần chạm vào nhau, khiến chúng ta khắc sâu và tổn thương nhiều hơn so với những niềm vui mang lại cho nhau. Mười niềm vui mang lại cho nhau đôi khi còn không bù được một nỗi đau hai người gây ra cho người khác.

Vì vậy, có thể nói con người có khả năng chịu đựng kém nhất đối với những khuyết điểm của người mà họ thân thiết nhất.

Chào bạn, mình nghĩ đó là đặc điểm tâm lý khi chúng ta giao tiếp xã hội. Ai cũng có nhu cầu được quý mến, tôn trọng nên thường sẵn lòng tỏ ra lịch sự, dễ thương, hào phóng, bao dung v.v... tóm lại là tiêu xài thoải mái năng lượng tích cực của bản thân cho những người mới quen để tạo ấn tượng tốt.

Với những người thân thiết, nhu cầu tạo ấn tượng tốt gần như không có (vì đã quen thuộc) lại cộng thêm việc chỉ còn dư toàn năng lượng tiêu cực, nên chúng ta dễ trở nên khắt khe, chi li, cáu gắt và ích kỷ với họ.

Thời gian đã qua thì không trở lại, do đó hãy cố gắng đối tốt với người thân, đặc biệt là cha mẹ. Vì dù đôi lúc chúng ta có tồi tệ thì họ vẫn yêu thương chúng ta vô điều kiện.

Vì đối với người thân chúng ta kì vọng nhiều hơn, tiêu chuẩn đặt ra cao hơn và ít dung tha hơn. Câu hỏi của bạn rất hay luôn í.

Đây là tâm lí của con người, càng người lạ thì càng khách sáo, dễ chấp nhận sai lầm của người lạ nhưng người thân quen thì mình lại khó khăn, gắt gao hơn, thậm chí gây ra tổn thương không đáng có cho người thân yêu của mình.

Có một câu hỏi như này thử xem lại hằng ngày bạn cười với ai nhiều nhất, hoá ra lại là cười với người ngoài còn con cái, chồng vợ thì lại chỉ toàn cho nhau sự khó chịu, sự hằn học. Rất nhiều người không để ý đến vấn đề này, sau đó xảy ra cái gì lại nói tôi chỉ muốn tốt hơn cho anh/chị, tôi hi sinh vì cái nhà này sao mọi người lại lên án tôi.

Đôi khi chẳng cần vàng bạc, chỉ cần lời nói mềm mỏng, sự khoan dung đã đủ để cứu vớt cả cuộc hôn nhân rồi.