Tại sao chúng ta không dùng nước biển để uống khi mà bây giờ đã có đủ công nghệ lọc nước?

  1. Kiến thức chung

Em nghĩ nếu đc như thế thì sẽ tiện lợi biết mấy?? 🤔🤔

Từ khóa: 

lọc nước

,

nước biển

,

nước uống

,

công nghệ

,

kiến thức chung

Chủ yếu vì đắt đỏ đó bạn.

Nước biển dưới kính hiển vi trông như trong bức ảnh bên dưới. Một miếng vải thì không đủ lọc tất cả những cá thể bọ, vi sinh vật này. Các tấm lọc thẩm thấu ngược thì sử dụng than hoạt tính với các lỗ mang kích thước chỉ bằng một con virus. Phải cần áp lực rất lớn mới ép nước đi qua được, nghĩa là cần có máy bơm với công suất lớn, điện năng và nhiều chi phí.

https://cdn.noron.vn/2020/01/06/f1bf2a71a5177a0a797b7077294f773e.jpg

Một phương thức khác là chưng cất. Nhưng một lần nữa, ta cũng phải sử dụng nhiên liệu để đun sôi nước trong nồi hơi. Nước chưng cất không tốt cho sức khỏe bởi chúng không còn muối bên trong nữa (gây hạ huyết áp, nó sẽ thẩm thấu qua tế bào và phá vỡ chúng). Nên sau đó, ta phải chi thêm tiền vào ngân sách để bổ sung muối vào nước, không tiện lợi lắm.

Nếu so sánh thì, nước ngọt từ sông và hồ được xử lý với chi phí thấp hơn: người ta để nó ở bể, cho phần cặn lắng đọng xuống đáy, thêm chlorine và khoáng chất vào, và thế là chúng đã sẵn sàng để được vận chuyển qua các đường ống đến người dùng. Tổng năng lượng phải cần đến cho việc xử lý nước sông/hồ thấp hơn nhiều.

Nhưng nói đi thì phải nói lại, đối với các khu vực khí hậu sa mạc, nơi mà không có tí sông suối nào thì người ta không còn cách nào khác ngoài việc đầu tư vào nhà máy khử muối thôi.

Trả lời

Chủ yếu vì đắt đỏ đó bạn.

Nước biển dưới kính hiển vi trông như trong bức ảnh bên dưới. Một miếng vải thì không đủ lọc tất cả những cá thể bọ, vi sinh vật này. Các tấm lọc thẩm thấu ngược thì sử dụng than hoạt tính với các lỗ mang kích thước chỉ bằng một con virus. Phải cần áp lực rất lớn mới ép nước đi qua được, nghĩa là cần có máy bơm với công suất lớn, điện năng và nhiều chi phí.

https://cdn.noron.vn/2020/01/06/f1bf2a71a5177a0a797b7077294f773e.jpg

Một phương thức khác là chưng cất. Nhưng một lần nữa, ta cũng phải sử dụng nhiên liệu để đun sôi nước trong nồi hơi. Nước chưng cất không tốt cho sức khỏe bởi chúng không còn muối bên trong nữa (gây hạ huyết áp, nó sẽ thẩm thấu qua tế bào và phá vỡ chúng). Nên sau đó, ta phải chi thêm tiền vào ngân sách để bổ sung muối vào nước, không tiện lợi lắm.

Nếu so sánh thì, nước ngọt từ sông và hồ được xử lý với chi phí thấp hơn: người ta để nó ở bể, cho phần cặn lắng đọng xuống đáy, thêm chlorine và khoáng chất vào, và thế là chúng đã sẵn sàng để được vận chuyển qua các đường ống đến người dùng. Tổng năng lượng phải cần đến cho việc xử lý nước sông/hồ thấp hơn nhiều.

Nhưng nói đi thì phải nói lại, đối với các khu vực khí hậu sa mạc, nơi mà không có tí sông suối nào thì người ta không còn cách nào khác ngoài việc đầu tư vào nhà máy khử muối thôi.

Vì tiền bạn bỏ ra để lọc nước biển đến lúc uống được đắt hơn nhiều so với việc bạn đi mua nước ngọt và lưu trữ từ các nguồn khác đã qua xử lý.

Tuy nhiên, với việc dân số thế giới bùng nổ, khan hiếm tài nguyên nước xảy ra ở nhiều nơi thì việc lọc nước biển thành nước ngọt vẫn là 1 giải pháp rất đáng được xem xét và phát triển.

vì cần một công nghệ trong tương lai với chi phí thấp hơn , khi mà nước ngọt cạn kiệt