Tại sao chúng ta không cho các trường đại học tự ra đề thi tuyển sinh viên nhỉ?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

giáo dục

Hỏi hay lắm. Thực ra chuyện này không mới đâu, cách đây không lâu các trường đều tự ra đề thi. Nhưng cũng có cái tiêu cực xảy ra. Đại khái như sau:
Vì các trường tự ra đề, nên các thầy cô trong trường biết dạng đề như thế nào.
Vì thầy cô biết dạng đề của trường nên họ mở lớp dạy luyện thi.
Vì lớp dạy luyện thi bám rất sát đề thi của trường nên đông đảo ứng viên theo học.
Và "đông đảo" ở đây có nghĩa là... "cực kỳ cực kỳ đông đảo". Khi mà mọi người đều ào vào các lớp luyện thi cấp tốc, sẵn sàng bán bò bán trâu để cho con đi thuê phòng trọ gần lớp luyện thi,...
Giờ hãy tưởng tượng xem quan cảnh bát nháo như thế nào nhé:
Thầy cô dạy đại học có nhiệm vụ chính là giảng dạy, nhưng vì phong trào dạy luyện thi lên cao, các thầy cô quên nhiệm vụ chính mà đôn nhiệm vụ phụ lên.
Học sinh 12 thay vì tiếp tục học cho hết chương trình, tận hưởng những ngày vui cuối cùng của đời học sinh, thì hì hục lao vào ôn luyện thi, rời xa mái trường để đến chỗ luyện thi.
Gia đình nào có học sinh chuẩn bị vào lớp 12 là bắt đầu năm học mới với sự nhốn nháo, chạy tìm thầy gửi trường.
Cuối cùng là các đề thi của các trường đều... rất khó. Đi quá xa so với chương trình giáo dục phổ thông, và mang đặc thù của từng trường. Chính vì vậy nên các học sinh không đi luyện thi thì sẽ không có chút cơ hội thi đại học. Tức là: không có tiền thì đừng hòng mơ.
Ai trải qua thời kỳ này rồi, chắc chắn sẽ đồng ý với nhận định: Đây là thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử giáo dục nước nhà. Nếu các bạn nghĩ đến cái tệ của nền thi cử hiện tại của VN, xin mời nghĩ cách khác, đừng nghĩ đến chuyện trở về với thời đen tối đó nữa.
Vài dòng chân thành...
Trả lời
Hỏi hay lắm. Thực ra chuyện này không mới đâu, cách đây không lâu các trường đều tự ra đề thi. Nhưng cũng có cái tiêu cực xảy ra. Đại khái như sau:
Vì các trường tự ra đề, nên các thầy cô trong trường biết dạng đề như thế nào.
Vì thầy cô biết dạng đề của trường nên họ mở lớp dạy luyện thi.
Vì lớp dạy luyện thi bám rất sát đề thi của trường nên đông đảo ứng viên theo học.
Và "đông đảo" ở đây có nghĩa là... "cực kỳ cực kỳ đông đảo". Khi mà mọi người đều ào vào các lớp luyện thi cấp tốc, sẵn sàng bán bò bán trâu để cho con đi thuê phòng trọ gần lớp luyện thi,...
Giờ hãy tưởng tượng xem quan cảnh bát nháo như thế nào nhé:
Thầy cô dạy đại học có nhiệm vụ chính là giảng dạy, nhưng vì phong trào dạy luyện thi lên cao, các thầy cô quên nhiệm vụ chính mà đôn nhiệm vụ phụ lên.
Học sinh 12 thay vì tiếp tục học cho hết chương trình, tận hưởng những ngày vui cuối cùng của đời học sinh, thì hì hục lao vào ôn luyện thi, rời xa mái trường để đến chỗ luyện thi.
Gia đình nào có học sinh chuẩn bị vào lớp 12 là bắt đầu năm học mới với sự nhốn nháo, chạy tìm thầy gửi trường.
Cuối cùng là các đề thi của các trường đều... rất khó. Đi quá xa so với chương trình giáo dục phổ thông, và mang đặc thù của từng trường. Chính vì vậy nên các học sinh không đi luyện thi thì sẽ không có chút cơ hội thi đại học. Tức là: không có tiền thì đừng hòng mơ.
Ai trải qua thời kỳ này rồi, chắc chắn sẽ đồng ý với nhận định: Đây là thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử giáo dục nước nhà. Nếu các bạn nghĩ đến cái tệ của nền thi cử hiện tại của VN, xin mời nghĩ cách khác, đừng nghĩ đến chuyện trở về với thời đen tối đó nữa.
Vài dòng chân thành...
Ngày xửa ngày xưa đề thi đại học đều là do các trường tự ra, và học sinh phải tự vác xác đến trường để thi. Đề thi full tự luận chứ ko có tí trắc nghiệm nào và siêu khó.
Các trường đại học thì đều tập trung ở các thành phố lớn, thế nên cứ mỗi mùa thi là HS ở các vùng lân cận lũ lượt đổ về thành phố, chi phí đi lại, ăn ở tốn kém lãng phí cộng thêm các vấn đề XH khác nảy sinh nữa thế nên gần đây người ta mơí chuyển sang thi tập trung tại địa phương.
Hi.Cho các em ấy vào đại học hết đê có sao đâu.rồi học xong ra trường em nào cũng có bằng xem em nào xin việc hay ứng dụng giỏi hơn thui ak
Vì nó đã lạc hậu, lỗi thời. Kì thi như hiện tại được cho là nhẹ nhàng và ít tiêu cực nhất rồi. Hơn nữa bây h các trường đh dần theo hình thức kinh tế hóa nên họ sẽ ko chú trọng đầu vào nhiều mà sẽ thắt chặt đầu ra.các trường đều có chương trình chất lượng cao.

(Ngoại trừ các trường đặc thù về y tế, ca, quan đội.) Nói là chất lượng cao nhưng mà là học phí cao hơn nên điểm chuẩn thấp hơn, đc cái cơ sở vật chất tốt hơn đại trà thôi.Nên 1 kì thi kinh khủng như vậy là mất công bằng và ko cần thiêt.