Tại sao chúng ta khó thừa nhận sai lầm?

  1. Tâm lý học

Khi chúng ta phạm một lỗi sai thường mọi người sẽ đổ lỗi cho hoàn cảnh và ngoại cảnh mặc dù lỗi đó do chính bản thân mình gây ra. Tại sao mọi người không chịu chấp nhận những sai lầm của bản thân mình?

Từ khóa: 

tâm lý học

Bởi cái "tôi" của mỗi người rất cao:> Mọi người thường có xu hướng đổ lỗi, trốn tránh hoặc cố chấp thanh minh rằng mình không sai, đó không phải lỗi do bản thân... Cái "tôi" quá lớn sẽ gây ra nhiều khó khăn, trở ngại cho công việc. Những người biết dung hòa cái tôi cá nhân và dũng cảm thừa nhận sai lầm dễ dàng vượt qua được mọi trở ngại, nhận được sự tôn trọng của mọi người.

Người phạm lỗi nếu biết khắc phục và sửa đổi sẽ được mọi người nhìn nhận và đánh giá cao. Nhìn nhận được lỗi lầm để sửa đổi, có như vậy chúng ta mới rút ra được những bài học để hoàn thiện bản thân. Nhận ra sai lầm, điều đó chứng tỏ bạn là một người có trách nhiệm với việc mình làm và đó là điều cần thiết để bạn sửa đổi, kiên quyết không mắc sai lầm lần nữa. Nhưng cũng đừng để mặc cảm phạm lỗi ám ảnh bạn không thôi, không để sự việc đè nặng, day dứt mãi trong tâm trí một cách không đáng.

==

Trả lời

Bởi cái "tôi" của mỗi người rất cao:> Mọi người thường có xu hướng đổ lỗi, trốn tránh hoặc cố chấp thanh minh rằng mình không sai, đó không phải lỗi do bản thân... Cái "tôi" quá lớn sẽ gây ra nhiều khó khăn, trở ngại cho công việc. Những người biết dung hòa cái tôi cá nhân và dũng cảm thừa nhận sai lầm dễ dàng vượt qua được mọi trở ngại, nhận được sự tôn trọng của mọi người.

Người phạm lỗi nếu biết khắc phục và sửa đổi sẽ được mọi người nhìn nhận và đánh giá cao. Nhìn nhận được lỗi lầm để sửa đổi, có như vậy chúng ta mới rút ra được những bài học để hoàn thiện bản thân. Nhận ra sai lầm, điều đó chứng tỏ bạn là một người có trách nhiệm với việc mình làm và đó là điều cần thiết để bạn sửa đổi, kiên quyết không mắc sai lầm lần nữa. Nhưng cũng đừng để mặc cảm phạm lỗi ám ảnh bạn không thôi, không để sự việc đè nặng, day dứt mãi trong tâm trí một cách không đáng.

==

Nói sao nhỉ, vì bảo vệ ý kiến và suy nghĩ cá nhân là bản năng của con người ấy :3 Chúng ta đã suy nghĩ để đưa ra hành động mà bất chợt bị người khác bác bỏ và nói rằng đó là một sai lầm thì tự khắc não bộ sẽ sinh ra cơ chế "chiến hay biến" thế là hai bên chiến nhau thôi hehe. Thẳng thắn mà nói đây là điều rất bình thường của mỗi con người mà. Sửa cơ chế không chịu thừa nhận này thì chỉ còn nước dùng nghệ thuật của ngôn từ thui :> kiểu như sửa lại ngôn từ để đối phương lọt lỗ tai hơn í hahah

Bạn trả lời rồi đấy bởi vì chúng ta không muốn chấp nhận những điều bất như ý tới với mình. Để học được hai chữ ấy đâu có dễ dàng gì. 

Sai lầm có thể sẽ khó nuốt trôi, vì vậy đôi lúc chúng ta tìm cách lẩn trốn thay vì đối mặt với chúng. Thiên kiến xác nhận (confirmation bias) sẽ xuất hiện, khiến chúng ta chỉ tìm kiếm bằng chứng bảo vệ những điều mà chúng ta tin tưởng. Ví dụ, bạn vừa quẹt xe với một chiếc xe đã có sẵn nhiều vết móp, điều đó mặc nhiên có nghĩa là lỗi nằm ở người tài xế kia.

Các nhà tâm lý gọi đó là hiện tượng xung đột nhận thức— sự căng thẳng chúng ta cảm nhận khi hai suy nghĩ, niềm tin, ý kiến hay thái độ trái ngược nhau cùng tồn tại. Ví dụ, bạn có thể tin rằng bạn là một người tốt bụng và công tâm, vì vậy một khi lỡ quẹt xe ngừoi khác, bạn sẽ trải nghiệm xung đột về nhận thức. Để đối mặt với nó, bạn sẽ từ chối rằng mình sai lầm và quả quyết rằng người lái xe kia đáng lẽ phải thấy bạn, hay bạn vẫn đang đi đúng luật ngay cả khi thực tế không phải vậy. Mặt khác, chúng ta có thể phòng vệ bằng cách giải thích biện hộ cho sai lầm của mình.

Nguồn tham khảo:

Mình nghĩ lý do lớn nhất khiến chúng ta khó thừa nhận sai lầm là do cái tôi của chúng ta quá lớn, luôn cho mình là đúng và không chịu tiếp nhận ý kiến của người khác, sợ mình bị "quê"