Tại sao chúng ta dửng dưng trước những lời kêu cứu?

  1. Tâm lý học

Vụ sát hại một cô gái tên Kitty Genovese: Vào ngày 13 tháng 3 năm 1964, một tên vốn đang theo dõi bỗng nhiên không ngừng đâm Kitty Genovese và cưỡng bức cô ngay trước căn hộ của Kitty ở Queen, New York lúc 3:30 rạng sáng. “Ôi trời ơi, hắn đâm tôi!” Kitty thét lên như thế, “Có ai đó không, giúp tôi với.” Cửa sổ hé mở và đèn bật sáng, nhiều người nghe thấy tiếng kêu cứu của cô nhưng chẳng ai hành động. Tờ báo the New York Times ngày hôm sau đăng tin có nói ít nhất khoảng 38 người nghe tiếng hét hoảng loạn của cô nhưng không ai dám ra ngăn cản. Kẻ tấn công cô vội chạy đi nhưng sau đó quay lại và cưỡng bức cô thêm lần nữa. Cho đến khi hắn đã thật sự trốn đi thì mọi người mới bắt đầu gọi cảnh sát. Lúc đó đã là 3:50 sáng.

Và trong cuộc sống hằng ngày mình cũng từng biết đến 1 số vụ việc như thế, và câu hỏi mình tự đặt ra là tại sao con người lại có thể dửng dưng như thế?

Từ khóa: 

tâm lý học

Đoạn truyện trích trong tiểu thuyết (

Ánh sáng thành phố - Chương 15
) tương tự với câu hỏi của bạn, mình có comment vài lần rồi. Trong đó có 1 phần lý do đấy (nếu bạn đủ kiên nhẫn để đọc hết), mình có thể tóm lại ở đây mấy điểm chính:

- "Đây là một hiện thực khiến người ta không thể không thừa nhận: Nhiều một chuyện không bằng bớt một chuyện đã là chân lý sống của đại đa số mọi người."

- "Xã hội ngày nay. . . Người thấy việc nghĩa thì làm hẳn không còn nhiều lắm đâu."

- "Nếu gặp phải loại tình huống này, cô còn có thể lựa chọn cứu người nữa không?

- Sẽ không. Tôi không bao giờ tin tưởng kẻ khác nữa... Điều kiện kinh tế nhà tôi không tốt, cứu bà ta xong, tôi cũng muốn táng gia bại sản rồi."

- "Mấy ngày liên tiếp, thành phố C trước sau xuất hiện hai vụ bi kịch cụ già ngã xuống không ai cứu giúp. Khi quần chúng vây xem được phỏng vấn, nói thẳng ra rằng sở dĩ lựa chọn không thèm chú ý đến, là sợ bị tống tiền.

Không cứu cụ ấy, tôi có lỗi với lương tâm của mình; Giúp cụ ấy, pháp luật có lỗi với tôi!"

Trả lời

Đoạn truyện trích trong tiểu thuyết (

Ánh sáng thành phố - Chương 15
) tương tự với câu hỏi của bạn, mình có comment vài lần rồi. Trong đó có 1 phần lý do đấy (nếu bạn đủ kiên nhẫn để đọc hết), mình có thể tóm lại ở đây mấy điểm chính:

- "Đây là một hiện thực khiến người ta không thể không thừa nhận: Nhiều một chuyện không bằng bớt một chuyện đã là chân lý sống của đại đa số mọi người."

- "Xã hội ngày nay. . . Người thấy việc nghĩa thì làm hẳn không còn nhiều lắm đâu."

- "Nếu gặp phải loại tình huống này, cô còn có thể lựa chọn cứu người nữa không?

- Sẽ không. Tôi không bao giờ tin tưởng kẻ khác nữa... Điều kiện kinh tế nhà tôi không tốt, cứu bà ta xong, tôi cũng muốn táng gia bại sản rồi."

- "Mấy ngày liên tiếp, thành phố C trước sau xuất hiện hai vụ bi kịch cụ già ngã xuống không ai cứu giúp. Khi quần chúng vây xem được phỏng vấn, nói thẳng ra rằng sở dĩ lựa chọn không thèm chú ý đến, là sợ bị tống tiền.

Không cứu cụ ấy, tôi có lỗi với lương tâm của mình; Giúp cụ ấy, pháp luật có lỗi với tôi!"

Theo mình thì có 2 nguyên nhân chính:

Một trong những bước đầu tiên khiến một nguời quyết định mình có nên giúp đỡ người khác hay không chính là người đó phải nhận thức được rằng có người đang cần giúp đỡ. Để làm được điều này, người qua đường ấy phải nhận ra mình đang chứng kiến một trường hợp khẩn cấp. Do đó, một trong những nguyên nhân chính khiến một người thờ ơ là họ không nhận thức được rằng họ đang chứng kiến một tội ác đang diễn ra. Khi chúng ta ở trong một tình huống nhập nhằng mơ hồ và chúng ta không chắc rằng đó có phải là trường hợp khẩn cấp cần giúp đỡ hay không, chúng ta thường quan sát những người khác, xem coi họ phản ứng như thế nào. Chúng ta cho rằng những người khác có thể biết điều gì đó mà chúng ta không biết, thế nên chúng ta đánh giá hành động của họ trước rồi mới quyết định xem mình sẽ phản ứng như thế nào. Nếu họ ứng xử như thể đó là tình huống khẩn cấp, nguy hiểm thì chúng ta cũng sẽ phản ứng như thế. Nhưng nếu những người xung quanh tỏ vẻ bình tĩnh thì chúng ta không thể nhận thức được mức độ nặng nhẹ của tình huống dẫn đến sự thờ ơ.

Ví dụ như bạn đi đến hồ bơi công cộng và bạn nhìn thấy một em bé vẫy vùng trong nước. Bản năng đầu tiên của bạn sẽ là nhìn xung quanh xem thử mọi người phản ứng như thế nào. Nếu những người đó hoảng hốt và kêu cứu thì bạn có thể kết luận rằng đứa trẻ đang ngập nước và nhảy xuống cứu. Nhưng nếu những người khác lờ đi em bé hoặc cười cợt thì bạn có thể nghĩ rằng đứa trẻ ấy chỉ đang giỡn mà thôi.

Hơn thế nữa, khi có nhiều người cùng nghe một lời giúp đỡ thì trách nhiệm đáp ứng lời giúp đỡ đó không còn tập trung vào một cá nhân nhất định nào nữa mà được chia ra cho những người khác. Họ cảm thấy không nhất định phải là họ đi giúp nạn nhân, có rất nhiều người ở đây, sẽ có người giúp đỡ.