Tại sao chúng ta càng ngày càng ít cảm thấy hạnh phúc?

  1. Tâm lý học

Hôm trước trong một buổi đi ăn tối cùng mẹ mình & các mẹ của những người bạn thân của mình, các mẹ có nói với nhau rằng: "Bọn trẻ bây giờ tưởng sướng mà không sướng, chúng nó sống cuộc đời nhiều áp lực & thiếu thốn niềm vui quá"

Các mẹ nhìn thấy cuộc sống của các con quay cuồng với công việc, họp hành, với áp lực thăng tiến, áp lực tìm kiếm và khẳng định giá trị bản thân. Các con đủ đầy, có thể đi đây đi đó, du học rồi du lịch, đi khắp nơi, trải nghiệm rất nhiều thứ các mẹ chưa từng trải nghiệm. Nhưng các mẹ nói rằng, cuộc sống của các con vẫn thiếu thốn niềm vui quá. Mẹ kể ngày xưa có đủ nước dùng đã là vui, là hạnh phúc của cả xóm, vui cả mấy ngày rồi. Giờ không thiếu thứ gì, nhưng không biết cái gì là đủ, con người ít tận hưởng thứ mình có, ít biết cách vui với nó mà trở nên kêu ca, phàn nàn nhiều hơn...

Nói chung các Mẹ nói các con ít hạnh phúc.

Nẫy tình cờ thấy trên feed có bài này, đọc thì cũng thấy 1 vài góc nhìn chung, mà thấy bài này dịch từ 1 bài viết trên WaitbutWhy nên mình nghĩ đó là sự khác biệt, là vấn đề của cả thế hệ rồi?

Còn bạn, bạn nghĩ tại sao chúng ta ít cảm thấy hạnh phúc thế? tại sao mỗi ngày chúng ta ít niềm vui thế?

Từ khóa: 

nỗi buồn thế hệ

,

hạnh phúc

,

tâm lý học

Vậy quan điểm về hạnh phúc là gì ?

Với từng người sẽ có câu trả lời khác nhau, và chúng ta không thể lấy góc nhìn của người này để quy chụp vào người khác.

Trả lời

Vậy quan điểm về hạnh phúc là gì ?

Với từng người sẽ có câu trả lời khác nhau, và chúng ta không thể lấy góc nhìn của người này để quy chụp vào người khác.

Đơn giản vì giới trẻ bây h cần nhiều thứ để thỏa mãn hơn là thế hệ trước.

Thế hệ trước cơm ko đủ ăn, áo ko đủ mặc, nhà lụp xụp, xe ko có. Cái họ muốn trước hết là nhu cầu cơ bản - ăn, mặc, ở, đi lại là hạnh phúc rồi còn những thứ "xa xỉ" khác có thì tốt, mà ko có cũng ko sao.

Còn hiện tại thế hệ trẻ bây h thì ăn là phải ngon, mặc phải xài đồ hiệu, nhà phải to, xe phải xịn, điện thoại phải là hàng mới nhất. Ko có được những thứ đó thì các bạn trẻ bây h thấy ko thoải mái.

Ngoài ra ngày xưa nghèo đều, mặt bằng chung sàn sàn nhau, giờ chênh lệch giàu nghèo nhiều hơn. Các bạn trẻ nhìn thấy những thành phần xung quanh mình giàu hơn (hoặc có bố mẹ giàu hơn) thì ghen tị. Cũng là chuyện bt, envy cũng là 1 trong 7 sins mà. Để bằng được đội xung quanh, thì lại lao đầu vào try hard, và từ đó có ít thời gian hơn để tận hưởng cs, vui vẻ, làm những gì mình thích...

Về mặt công thức: Hạnh Phúc = Kỳ Vọng - Thực tế

Kỳ vọng càng ít thì khả năng có được hạnh phúc càng cao.

Người trẻ bây giờ khó hạnh phúc vì:

  1. Suốt ngày bị đầu độc bởi MXH, nơi mà bạn bè anh em lúc nào cũng "đỉnh éo tả được", ăn thì ngon, check in chỗ xịn, làm toàn điều phi thường,... khiến cho bản thân cảm thấy mình như đồ vứt đi. Kỳ vọng của chúng ta bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thành quả của người khác khiến ta cảm thấy thất bại vãi chưởng, trong khi thực tế ko như vậy.
  2. Suốt ngày bị đầu độc bởi quảng cáo và truyền thông, nơi mà mục đích căn bản của nó là bán được nhiều hàng. Kết quả là chúng ta luôn cảm thấy thiếu thốn, cần phải mua nhiều, có nhiều hơn nữa, yếu tố kỳ vọng bị đẩy lên một cách phi lí, khác xa nhu cầu thực sự của bản thân. Kết quả ta cảm thấy ko hạnh phúc khi ta không thể "mua được cả thế giới".
  3. Chúng ta ngày càng có điều kiện để có cuộc sống dễ dàng, Internet smartphone, bố mẹ cho ăn học đầy đủ, nhà cửa xe cộ có sẵn, bố làm to,... Điều đó khiến cho bản thân mỗi người trẻ ngày càng có xu hướng ngại đối diện với khó khăn thử thách và thường lựa chọn né tránh thay vì đối diện và giải quyết vấn đề. Hạnh phúc là thứ không tự sinh ra, nó cần sự đánh đổi. Khi bạn né tránh việc trả giá, hạnh phúc chẳng bao giờ đến.
  4. Người trẻ chúng ta ngày càng rảnh việc, nên họ suy nghĩ nhiều về việc làm sao để hạnh phúc nhiều hơn và ngày càng khó hài lòng hơn. Khi ta nghĩ về việc làm gì để bản thân hạnh phúc, ta càng khó có được nó vì thời gian ngẫm nghĩ về hạnh phúc, về cơ bản, không giúp ta hạnh phúc hơn.

Suy cho cùng, hạnh phúc là một trạng thái của tinh thần, bởi vậy nó chỉ có thể tìm thấy trong tinh thần, tức là bên trong bản thân mỗi người. Người trẻ bây giờ, do sự thay đổi của môi trường xã hội, ngày càng thiên về việc tìm kiếm hạnh phúc thông qua những yếu tố bên ngoài (ăn ngon, mặc đẹp, nổi tiếng, du lịch vòng quanh thế giới, yêu đc hot boy,...) thay vì nhìn vào những giá trị tinh thần thuần túy, nên việc có được hạnh phúc thực sự sẽ khó hơn.

Bây giờ hãy tưởng tượng bạn ở trong thế hệ trước, ngày ngày lo xuống hầm tránh bom, vật lộn để có củ khoai ăn, nhìn thấy bao người chết vì chiến tranh, đói kém. Vậy bạn có muốn sống vào thời gian đó ko?

Các mẹ nói rằng "tưởng chúng ta sướng mà hóa ra lại không sướng" nhưng không có nghĩa là thế hệ chúng ta đang sống là khổ.

Nếu cho tất cả có cơ hội lựa chọn thì hẳn chẳng ai muốn quay lại thời kì trước.

Chị ơi nó thật sự là một nỗi buồn thế hệ thật ấy ạ. Vì em thấy như thời của bố mẹ em, thời chiến thì việc ăn đủ no và áo đủ ấm thực sự là "hạnh phúc" rồi ấy ạ. Còn như với milenials như tụi em khi ăn đủ no và áo đủ ấm rồi thì thực sự tụi em sẽ tìm đến những thú vui khác nhau những việc khác để thỏa mãn cái "tôi" tuổi trẻ của mình ạ, và thật sự cái từ "hạnh phúc" nó vô vị với milenials ạ, vì tụi em có quá nhiều thứ chi phối để khiến bản thân thực sự cảm thấy "hạnh phúc". Nên điều này chỉ là một vòng luẩn quẩn, buồn chán-vui vẻ- buồn chán (theo em cảm nhận) ấy ạ ^^ Nên điều tốt nhất mà tụi em thực sự cần làm là ngưng than thở và lẩm bẩm tại sao mình ko hạnh phúc mà thay vào đó là cứ tập trung làm cho tới 1 việc thôi.

Cách đây không lâu chị có đọc một bài review của Kafka Bookstore về cuốn sách Alain nói về hạnh phúc, nói rằng không có một chuẩn hạnh phúc nào cho tất cả chúng ta, nhưng có một ngưỡng hạnh phúc chung, có thể đúng với đại đa số, đó là thứ hạnh phúc khi thoát khỏi được nỗi đau khổ. Tức là con người để hạnh phúc thì điều trước tiên là cần phải làm cho được đó là thoát khỏi nỗi buồn và nuôi nấng niềm vui. Tuy nhiên, nỗi buồn và niềm đau khổ dường như dễ phát triển hơn do con người chúng ta dễ rơi vào bi kịch chỉ với một điều gì đó rất nhỏ nhặt, trong khi hạnh phúc lại rất khó khăn để nhận thấy bởi ai cũng nghĩ đơn giản chỉ là vui thôi chứ hạnh phúc gì ở đây. Thành ra, con người mãi vẫn không chạm tay được tới hạnh phúc. Kiểu xa tận chân trời nhưng ngay trước mắt. ^^

Xem ra vừa có hoài bão vừa thỏa mãn để cảm thấy hạnh phúc không đi đôi với nhau nhỉ
Ngày càng no đủ về vật chất nhưng ngày càng đói về tâm hồn. Đôi khi còn ko tìm đc mục đích sống. Đó là bất hạnh
Theo mình do chúng ta ngày càng kết nối nhiều quá, phụ thuộc nhiều quá. Quá tập trung vào các mối quan hệ và chạy đuổi theo hạng phúc hư ảo của người khác.

Cuộc sống khi mà ai ai cũng phải vật lộn với guồng quay của vật chất, tiền bạc thì chẳng còn mấy ai thấy hạnh phúc nữa. Con người ngày càng tham lam, càng nhiều thì lại càng ít, bao nhiêu cũng là không thỏa mãn, không cảm thấy đủ đầy thì làm sao có thể hạnh phúc nhiều được?

Tuy nhiên mình nghĩ là dù nhiều hay ít nhưng miễn chúng ta còn cảm thấy hạnh phúc là được. Cuộc đời lúc lên voi lúc xuống chó, hạnh phúc có thời kỳ, hạnh phúc càng ngắn ngủi thì càng cảm thấy trân trọng và những lúc khó khăn mới lấy những khoảnh khắc hạnh phúc để làm động lực tiến lên. Chứ cứ hạnh phúc mãi, thì chẳng có động lực mà phát triển. Có lẽ vì vậy mà giờ chúng ta phát triển nhanh hơn thời các cụ chăng?