Tại sao chủ nghĩa Mác Lênin lại xem tôn giáo như một lực lượng phản động, cản bước tiến bộ của loài người?

  1. Kiến thức chung

Đọc trong quyển "Tôn Giáo, khái lược những tư tưởng lớn" mình có đọc được câu này. "Những triết học mới như chủ nghĩa Mác-Lenin, xem tôn giáo như một lực lượng phản động, cản bước tiến bộ của loài người." Mọi người nghĩ sao về điều này tại sao có thể khẳng định như vậy về triết học Mác Lênin? Ngoài Mác Lê ra thì còn môn triết học nào bài trừ tôn giáo nữa không?

Từ khóa: 

triết học mác lênin

,

tôn giáo

,

kiến thức chung

Mình ko nghiên cứu về các hệ tư tưởng này nhiều (của Karl Marx, Lenin...), nên xin phép ko bàn quá sâu. Tuy nhiên, mình tin rằng sự ra đời của tôn giáo nói chung vốn là để kiểm soát con người (trường hợp ngoại lệ duy nhất mình biết là Phật Giáo - mà thực ra thì Phật Giáo về bản chất cũng chỉ là một phong cách sống, ko phải một tôn giáo - xin miễn bàn đến Phật Giáo hiện đại, vốn đã biến tướng nhiều).

Dễ thấy nhất là các hệ tư tưởng/tôn giáo cực đoan như Nho Giáo ở phương Đông & Công Giáo (Catholic) ở phương Tây. Quá nhiều giới luật, và nếu con người chỉ cần phạm vào một trong những giới luật đó, họ sẽ bị "trừng phạt" (bất hiếu, bất trung, bất nghĩa...như ở phương Đông; hoặc bị đày xuống địa ngục như ở phương Tây).

Thế nên, "phản động" thì mình xin ko kết luận, nhưng nếu nói tôn giáo cản bước tiến bộ của loài người thì mình nghĩ cũng đúng phần nào.

Trả lời

Mình ko nghiên cứu về các hệ tư tưởng này nhiều (của Karl Marx, Lenin...), nên xin phép ko bàn quá sâu. Tuy nhiên, mình tin rằng sự ra đời của tôn giáo nói chung vốn là để kiểm soát con người (trường hợp ngoại lệ duy nhất mình biết là Phật Giáo - mà thực ra thì Phật Giáo về bản chất cũng chỉ là một phong cách sống, ko phải một tôn giáo - xin miễn bàn đến Phật Giáo hiện đại, vốn đã biến tướng nhiều).

Dễ thấy nhất là các hệ tư tưởng/tôn giáo cực đoan như Nho Giáo ở phương Đông & Công Giáo (Catholic) ở phương Tây. Quá nhiều giới luật, và nếu con người chỉ cần phạm vào một trong những giới luật đó, họ sẽ bị "trừng phạt" (bất hiếu, bất trung, bất nghĩa...như ở phương Đông; hoặc bị đày xuống địa ngục như ở phương Tây).

Thế nên, "phản động" thì mình xin ko kết luận, nhưng nếu nói tôn giáo cản bước tiến bộ của loài người thì mình nghĩ cũng đúng phần nào.

Chủ nghĩa cộng sản với các bậc thánh là Marx, Engels và Lenin, với các lễ hội của nó như ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Mười, với kinh thánh và sách tiên tri như bộ Tư bản, với các nhà thần học tinh thông biện chứng mác-xít, với các giáo sĩ như các chính ủy trong quân đội, ban tuyên giáo , với các vị tử đạo, các cuộc thánh chiến hay cả các phần tử dị giáo như nhóm Trotskist, chủ nghĩa cộng sản theo một trừng mực nào đó là một tôn giáo cuồng tín và đậm màu truyền giáo. Người cộng sản sùng đạo không thể đồng thời là Phật tử hay con chiên của Thiên chúa, và chấp nhận tử đạo để truyền bá phúc âm của Marx và Lenin.

Câu mà bạn trích dẫn là do những tông đồ của Marx cắt xén, tự duy điền theo ý của họ. Marx có viết: 'Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức  trái tim của thế giới không có trái tim,  tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân".  Ý của Marx muốn nói là tôn giáo như là loại thuốc giảm đau (thuốc an thần) cần thiết để giúp những người nầy đối phó với các nỗi sợ hãi, khổ đau, mất mát trong đời sống họ".

đó là suy nghĩ riêng của người viết , có thể từ những chuyện mờ ám của giáo hội ,,,...họ kích động khá nhiều cuộc xung đột

Ko rõ cái quyển kia của ai nhưng đây là câu rất nổi tiếng của Karl Marx về tôn giáo: "Religious suffering is, at one and the same time, the expression of real suffering and a protest against real suffering. Religion is the sigh of the oppressed creature, the heart of a heartless world, and the soul of soulless conditions. It is the opium of the people."

Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Tôn giáo phản ánh sự đau khổ của hiện thực, khi người dân bị dồn ép tới đường cùng, ko có khả năng phản kháng, chống cự, bất lực trước sự áp bức thì họ tìm tới tôn giáo như một niềm hy vọng cho cs của họ dù nó viển vông và ko có căn cứ gì để cầu nguyện cho một cuộc sống tốt đẹp hơn sau này hoặc là ở thế giới khác, ở kiếp khác... Những hy vọng đó là sự phản kháng yếu ớt, bất lực chống lại sự đau khổ ở hiện tại. Tuy nhiên, giống như thuốc phiện, con người ta chìm đắm vào nó coi nó là chân lý, bỏ qua đấu tranh, mà quên đi rằng thứ thuốc phiện ấy chỉ giúp người ta tạm quên đi nhất thời mà không hề giải quyết gốc rễ của vấn đề ở thực tại. Chính vì thế nói nó cản trở tiến bộ của loài người cũng không hẳn là sai.

Triết học thì học lâu quá rồi ko nhớ rõ. Nhưng 1 điều chắc chắn Triết học Marx-Lenin là triết học Duy vật biện chứng. Còn tôn giáo thì hầu như là Duy tâm.

Duy vật và Duy tâm, KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG.

"Trong thế giới không có gì khác ngoài vật chất đang vận động, và vật chất đang vận động không thể vận động như thế nào khác ngoài vận động trong không gian và thời gian" - nguyên lý của Triết học ML, vậy thì còn chỗ đâu cho tôn giáo mà ko bị bài trừ.

Còn về việc có triết học nào nữa ko thì chắc chắn là có. Hầu như mọi triết học theo chủ nghĩa duy vật điều sẽ bài trừ duy tâm, và tôn giáo với tôn chỉ là duy tâm sẽ bị "liên lụy" theo. Ngay cả chủ nghĩa duy vật Kito giáo cũng phủ nhận Thiên Chúa.

Chủ nghĩa Mác Lenin có mang lại bước tiến gì cho nhân loại chưa thì mình không biết (nếu có xin mọi người khai sáng). Còn tôn giáo cản hay không thì ta thấy Tây phương tiến bộ như thế nào rõ rồi...
Một số ví dụ về các nhà khoa học Tây phương theo Công giáo(nhiều ng còn là tu sĩ):

- Louis Pasteur, cha đẻ của vi sinh học

- Gregor Mendel (dòng Âu-tinh), cha đẻ của di truyền học

- Nicolaus Copernicus (anh chị em ruột của ông là các tu sĩ), cha đẻ của thiên văn học hiện đại

- Georges Lemaitre, cha đẻ của thuyết Big bang (là Linh mục nhé!)

- Conrad Gesner (là Tin Lành, không phải Công Giáo, nhưng mình hâm mộ nên vẫn cho vào làm ví dụ), cha đẻ của thể loại tham khảo thư hiện đại, cũng đc biết đến như cha đẻ của động vật học hiện đại.

Và còn vô số người khác...